Hộ chiếu phải còn hạn tối thiểu 9 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và phải còn 4 trang trắng liền nhau để dán VISA
2. 2 ảnh màu chụp rõ nét trong 6 tháng gần đây nhất, kích thước 4x6cm phông nền trắng (không nhận ảnh scan hoặc nhỏ hơn 4x6cm)
6 tháng nhiều lần (30 ngày/lần) $132 đã bao gồm Không 5 Chi tiết
Yêu cầu hồ sơ của khách:
1. Trên hộ chiếu hiện tại hoặc hộ chiếu cũ phải thể hiện đã từng sang Trung Quốc bằng tem visa loại từ 1 lần trở lên
2. Hộ chiếu phải còn hạn tối thiểu 9 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và phải còn 4 trang trắng liền nhau để dán VISA
3. 2 ảnh màu chụp rõ nét trong 6 tháng gần đây nhất, kích thước 4x6cm phông nền trắng (không nhận ảnh scan hoặc nhỏ hơn 4x6cm)
1 năm nhiều lần (30 ngày/lần) $198 đã bao gồm Không 5 Chi tiết
Yêu cầu hồ sơ của khách:
1. Trên hộ chiếu hiện tại hoặc hộ chiếu cũ phải thể hiện đã từng sang Trung Quốc bằng tem visa loại từ 6 tháng nhiều lần trở lên
2. Hộ chiếu phải còn hạn tối thiểu 15 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ và phải còn 4 trang trắng liền nhau để dán VISA
3. 2 ảnh màu chụp rõ nét trong 6 tháng gần đây nhất, kích thước 4x6cm phông nền trắng (không nhận ảnh scan hoặc nhỏ hơn 4x6cm)
GHI CHÚ:
1> Thời gian làm tính theo ngày làm việc của ĐSQ. Không tính ngày nhận hồ sơ trước 4 giờ chiều và các ngày nghỉ khác
2> Các trường hợp làm số lượng nhiều hoặc cần lấy nhanh vui lòng điện thoại trực tiếp trước khi gửi hồ sơ.
Friday, August 19, 2011
THỦ TỤC XIN VISA TRUNG QUỐC
Hiện nay theo yêu cầu của Lãnh sự quán Trung Quốc, tất cả khách nhập cảnh Trung Quốc đều phải nhận visa tại lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam. Do đó Quý khách cần phải đảm bảo những hồ sơ sau đây để đạt kết quả tốt nhất.
Hộ Chiếu bản chính (còn giá trị ít nhất 6 tháng).
02 Ảnh 4 x 6.
Địa chỉ thường trú, nơi làm việc, số điện thoại liên lạc khi cần thiết bổ sung hồ sơ.
Đối với khách quốc tịch nước ngoài khác Việt Nam cần thêm:
Tờ khai nhập cảnh Việt Nam.
Visa vào Việt Nam
Hiện nay phía Trung Quốc từ chối cấp visa cho những Quốc tịch sau: MALAYSIA, INDONEXIA, AI CẬP.
Những quốc tịch sau đây, Quý khách phải trực tiếp nộp hồ sơ: ĐỨC, ÚC, CANADA, BỈ, HÀ LAN, NA UY. Yêu cầu có vé máy bay khứ hồi và đặt phòng tại Trung Quốc.
Hộ Chiếu bản chính (còn giá trị ít nhất 6 tháng).
02 Ảnh 4 x 6.
Địa chỉ thường trú, nơi làm việc, số điện thoại liên lạc khi cần thiết bổ sung hồ sơ.
Đối với khách quốc tịch nước ngoài khác Việt Nam cần thêm:
Tờ khai nhập cảnh Việt Nam.
Visa vào Việt Nam
Hiện nay phía Trung Quốc từ chối cấp visa cho những Quốc tịch sau: MALAYSIA, INDONEXIA, AI CẬP.
Những quốc tịch sau đây, Quý khách phải trực tiếp nộp hồ sơ: ĐỨC, ÚC, CANADA, BỈ, HÀ LAN, NA UY. Yêu cầu có vé máy bay khứ hồi và đặt phòng tại Trung Quốc.
Thủ tục visa Trung Quốc
Visa Trung Quốc do Cơ quan visa Trung Quốc cấp phát cho công dân nước ngoài, chứng minh đã đồng ý xuất nhập cảnh hoặc đi qua đất nước Trung Quốc.
Visa được phân thành nhiều loại: visa Ngoại giao, Tiếp đãi, Công vụ, Phổ thông. Cơ quan cấp visa Trung Quốc khi cấp visa sẽ tham chiếu đến hộ chiếu của các đối tượng để cấp visa tương ứng ví dụ Hộ chiếu ngoại giao sẽ cấp visa Ngoại giao, Hộ chiếu Học sinh, sinh viên sẽ cấp visa học sinh, sinh viên… nhưng có khi sẽ xét đến những trường hợp đặc biệt như thân phận của người đến Trung Quốc có nguyên do cụ thể sẽ cấp visa tương ứng.
Dựa vào “Quy tắc pháp thực quản lý xuất nhập cảnh người nước ngoài của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, visa Phổ thông được chia làm tám loại, được phân biệt bởi tám chữ cái cụ thể sau:
- Visa D: được cấp cho những người đến định cư tại Trung Quốc;
- Visa Z: được cấp cho những người đến Trung Quốc nhận chức, làm việc hoặc đi theo người nhà;
- Visa X: được cấp cho học sinh, sinh viên đến Trung Quốc du học, cấp cho giáo viên đến học nâng cao, và những người đến thực tập từ 6 tháng trở lên;
- Visa F: được cấp cho những người đến Trung Quốc phỏng vấn, khảo sát, giao lưu văn hóa kỹ thuật, nâng cao ngắn hạn và nhũng người đến thực tập trong khoảng thời gian ngắn không quá 6 tháng;
- Visa L: được cấp cho những người đến Trung Quốc du lịch hoặc những người nhập cảnh đến Trung Quốc giải quyết việc riêng. Nếu tổng cộng có 9 người trở lên cùng một tập thể nhập cảnh với mục đích du lịch thì sẽ cấp visa tập thể;
- Visa G: được cấp cho nhũng người quá cảnh;
- Visa C: được cấp cho nhũng người đến Trung Quốc trong những chuyến bay quốc tế, trong các chuyến tàu liên vận, vận chuyển hàng không, hằng hải…
- Visa J-1: được cấp cho các nhà báo, phóng viên quốc tế thường trú tại Trung Quốc;
- Visa J-2: được cấp cho các nhà báo quốc tế đến đột xuất với mục đích phỏng vấn;
Cơ quan visa của Trung Quốc tại nước ngoài là Đại sứ quán Trung Quốc, Tổng Lãnh sự quán. Người nước ngoài muốn nhập cảnh hoặc đi qua đất nước Trung Quốc phải làm thủ tục đăng ký cấp visa tại Đại sứ quán Trung Quốc, Cơ quan lãnh sự hoặc Cơ cấu Bộ ngoại giao thường trú tại các nước. Trực tiếp đến các cơ quan trên tìm hiểu việc làm thử tục.
Điều kiện:
Điền vào tờ đăng ký visa, 01 ảnh 4x6 (chụp tại thời gian gần ngày nộp ảnh).
Chứng minh lý do xuất cảnh, quá cảnh và đăng ký:
Đăng ký cấp visa D (cư trú): yêu cầu đơn chúng nhận thân phận định cư, đơn chúng nhận thân phận định cư do người đăng ký hoặc người nhà đang sinh sống tại Trung Quốc bảo lãnh đăng ký, đăng ký tại đồn công an tại thành phố sở tại;
Đăng ký cấp visa Z (lập nghiệp): yêu cầu có Thẻ được phép làm việc tại Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, giấy mời đến làm việc hoặc giấy chứng minh là nhân viên của đơn vị ( cơ quan, công ty..) tại Trung Quốc (có thể chấp nhận thư hoặc điện báo);
Đăng ký cấp visa X (học tập): yêu cầu có giấy gọi học, giấy chứng minh của đơn vị tiếp nhận hoặc đơn vị chủ quản, giấy khám sức khỏe;
Đăng ký cấp visa F (phỏng vấn, khảo sát): yêu cầu có điện báo của đơn vị sẽ được phỏng vấn hoặc khảo sát;
Đăng ký cấp visa L (du lịch): đến Trung Quốc du lịch yêu cầu phải có chứng minh của đơn vị tiếp quản du lịch, phải chứng minh có đủ phí chi tiêu để đến du lịch tại Trung Quốc;
Đăng ký cấp visa G ( quá cảnh): phải khai trình visa (đúng thời hạn) được cấp tại nước sẽ đến, nếu trong trường hợp nước sẽ đến tiếp theo miễn visa thì người đăng ký quá cảnh sẽ khai trình vé liên trình;
Đăng ký cấp visa C (liên vận hàng không, hàng hải..): yêu cầu đăng trình các thủ tục được quy định do hai nước ký kết từ trước hoặc những quy định bên phía Trung Quốc;
Đăng ký cấp visa J-1, J-2 (phóng viên, nhà báo): yêu cầu phải đăng trình chứng minh của cơ quan chủ quản;
Visa được phân thành nhiều loại: visa Ngoại giao, Tiếp đãi, Công vụ, Phổ thông. Cơ quan cấp visa Trung Quốc khi cấp visa sẽ tham chiếu đến hộ chiếu của các đối tượng để cấp visa tương ứng ví dụ Hộ chiếu ngoại giao sẽ cấp visa Ngoại giao, Hộ chiếu Học sinh, sinh viên sẽ cấp visa học sinh, sinh viên… nhưng có khi sẽ xét đến những trường hợp đặc biệt như thân phận của người đến Trung Quốc có nguyên do cụ thể sẽ cấp visa tương ứng.
Dựa vào “Quy tắc pháp thực quản lý xuất nhập cảnh người nước ngoài của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, visa Phổ thông được chia làm tám loại, được phân biệt bởi tám chữ cái cụ thể sau:
- Visa D: được cấp cho những người đến định cư tại Trung Quốc;
- Visa Z: được cấp cho những người đến Trung Quốc nhận chức, làm việc hoặc đi theo người nhà;
- Visa X: được cấp cho học sinh, sinh viên đến Trung Quốc du học, cấp cho giáo viên đến học nâng cao, và những người đến thực tập từ 6 tháng trở lên;
- Visa F: được cấp cho những người đến Trung Quốc phỏng vấn, khảo sát, giao lưu văn hóa kỹ thuật, nâng cao ngắn hạn và nhũng người đến thực tập trong khoảng thời gian ngắn không quá 6 tháng;
- Visa L: được cấp cho những người đến Trung Quốc du lịch hoặc những người nhập cảnh đến Trung Quốc giải quyết việc riêng. Nếu tổng cộng có 9 người trở lên cùng một tập thể nhập cảnh với mục đích du lịch thì sẽ cấp visa tập thể;
- Visa G: được cấp cho nhũng người quá cảnh;
- Visa C: được cấp cho nhũng người đến Trung Quốc trong những chuyến bay quốc tế, trong các chuyến tàu liên vận, vận chuyển hàng không, hằng hải…
- Visa J-1: được cấp cho các nhà báo, phóng viên quốc tế thường trú tại Trung Quốc;
- Visa J-2: được cấp cho các nhà báo quốc tế đến đột xuất với mục đích phỏng vấn;
Cơ quan visa của Trung Quốc tại nước ngoài là Đại sứ quán Trung Quốc, Tổng Lãnh sự quán. Người nước ngoài muốn nhập cảnh hoặc đi qua đất nước Trung Quốc phải làm thủ tục đăng ký cấp visa tại Đại sứ quán Trung Quốc, Cơ quan lãnh sự hoặc Cơ cấu Bộ ngoại giao thường trú tại các nước. Trực tiếp đến các cơ quan trên tìm hiểu việc làm thử tục.
Điều kiện:
Điền vào tờ đăng ký visa, 01 ảnh 4x6 (chụp tại thời gian gần ngày nộp ảnh).
Chứng minh lý do xuất cảnh, quá cảnh và đăng ký:
Đăng ký cấp visa D (cư trú): yêu cầu đơn chúng nhận thân phận định cư, đơn chúng nhận thân phận định cư do người đăng ký hoặc người nhà đang sinh sống tại Trung Quốc bảo lãnh đăng ký, đăng ký tại đồn công an tại thành phố sở tại;
Đăng ký cấp visa Z (lập nghiệp): yêu cầu có Thẻ được phép làm việc tại Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, giấy mời đến làm việc hoặc giấy chứng minh là nhân viên của đơn vị ( cơ quan, công ty..) tại Trung Quốc (có thể chấp nhận thư hoặc điện báo);
Đăng ký cấp visa X (học tập): yêu cầu có giấy gọi học, giấy chứng minh của đơn vị tiếp nhận hoặc đơn vị chủ quản, giấy khám sức khỏe;
Đăng ký cấp visa F (phỏng vấn, khảo sát): yêu cầu có điện báo của đơn vị sẽ được phỏng vấn hoặc khảo sát;
Đăng ký cấp visa L (du lịch): đến Trung Quốc du lịch yêu cầu phải có chứng minh của đơn vị tiếp quản du lịch, phải chứng minh có đủ phí chi tiêu để đến du lịch tại Trung Quốc;
Đăng ký cấp visa G ( quá cảnh): phải khai trình visa (đúng thời hạn) được cấp tại nước sẽ đến, nếu trong trường hợp nước sẽ đến tiếp theo miễn visa thì người đăng ký quá cảnh sẽ khai trình vé liên trình;
Đăng ký cấp visa C (liên vận hàng không, hàng hải..): yêu cầu đăng trình các thủ tục được quy định do hai nước ký kết từ trước hoặc những quy định bên phía Trung Quốc;
Đăng ký cấp visa J-1, J-2 (phóng viên, nhà báo): yêu cầu phải đăng trình chứng minh của cơ quan chủ quản;
(Theo Bộ Ngoại Giao Trung Quốc)
Gia hạn visa vào châu Âu tại Anh
Tôi có 2 visa vào châu Âu: một visa vào Anh và một visa vào các nước trong khối châu Âu. Visa của khối châu Âu có để số vé máy bay và ghi “thị thực của tôi chỉ có hiệu lực với số vé máy bay đó”. Nhưng nay tôi không thể vào khối châu Âu như trong đơn xin này, vậy tôi có thể thay đổi số vé và gia hạn visa vào châu Âu khi tôi ở bên Anh không?
Trả lời: Vì châu Âu là một khối thống nhất gồm nhiều quốc gia cho nên việc cấp Visa cho anh có kèm số vé máy bay là nhằm mục đích an ninh (đây không phải là điều khó khăn và gây bất tiện cho người sử dụng Visa, việc này có thể xem như là một trong những biện pháp phòng chống khủng bố tại châu Âu nhằm kiểm soát sự đi lại bằng đường hàng không của người đến từ bên ngoài của khối). Vì thế, anh không phải lo ngại.
Việc anh đã được cấp một Visa nhưng sau đó vì lý do nào đó mà có sự thay đổi trong kế hoạch của anh, anh có thể xin cấp lại một Visa khác rất dễ dàng mà không cần phải làm lại thủ tục từ đầu.
Nếu anh còn ở Việt Nam, anh có thể làm một đơn trình bày rõ ràng vì sao anh phải đổi vé máy bay khác để vào khối châu Âu. Sau đó, anh nộp đơn này kèm Hộ chiếu vào nơi anh đã được cấp visa trước kia để xin cấp lại visa mới với số vé máy bay khác (anh cũng cần nộp kèm vé máy bay mà anh hiện có).
Tương tự như trên, nếu anh đã đến Anh quốc thì anh cũng có thể đến thẳng Đại sứ quán của nước mà anh muốn đến để xin visa trực tiếp tại Đại sứ quán ở Anh quốc (nhưng nếu anh xin lại Visa khác tại Việt Nam thì sẽ thuận tiện cho anh hơn vì hồ sơ lưu của anh vẫn còn ở đó).
Trả lời: Vì châu Âu là một khối thống nhất gồm nhiều quốc gia cho nên việc cấp Visa cho anh có kèm số vé máy bay là nhằm mục đích an ninh (đây không phải là điều khó khăn và gây bất tiện cho người sử dụng Visa, việc này có thể xem như là một trong những biện pháp phòng chống khủng bố tại châu Âu nhằm kiểm soát sự đi lại bằng đường hàng không của người đến từ bên ngoài của khối). Vì thế, anh không phải lo ngại.
Việc anh đã được cấp một Visa nhưng sau đó vì lý do nào đó mà có sự thay đổi trong kế hoạch của anh, anh có thể xin cấp lại một Visa khác rất dễ dàng mà không cần phải làm lại thủ tục từ đầu.
Nếu anh còn ở Việt Nam, anh có thể làm một đơn trình bày rõ ràng vì sao anh phải đổi vé máy bay khác để vào khối châu Âu. Sau đó, anh nộp đơn này kèm Hộ chiếu vào nơi anh đã được cấp visa trước kia để xin cấp lại visa mới với số vé máy bay khác (anh cũng cần nộp kèm vé máy bay mà anh hiện có).
Tương tự như trên, nếu anh đã đến Anh quốc thì anh cũng có thể đến thẳng Đại sứ quán của nước mà anh muốn đến để xin visa trực tiếp tại Đại sứ quán ở Anh quốc (nhưng nếu anh xin lại Visa khác tại Việt Nam thì sẽ thuận tiện cho anh hơn vì hồ sơ lưu của anh vẫn còn ở đó).
Visa Anh – Có thể gia hạn visa trước khi visa cũ hết hạn?
Tôi đang học năm 1 tại Vương quốc Anh. Tôi dự định tháng 7 sẽ sẽ về VN và đầu tháng 9 phải có mặt tại Anh để vào năm học mới. Visa của tôi đến 24-10 sẽ hết hạn.
Tôi có thể xin gia hạn visa trước khi hết hạn với thời gian sớm nhất là bao lâu, cụ thể là trong tháng 8-2005 được không? Tôi có thể xin gia hạn Visa từ VN được không? Nếu sang Anh tôi mới gia hạn visa thì có khó khăn hơn không? Thủ tục gia hạn ở Anh cần những gì?
Trả lời:
Trường hợp của bạn, hoàn toàn có thể xin gia hạn visa tại Việt Nam vào tháng 8, trước khi visa mà bạn đang có hết hạn. Để gia hạn visa, bạn cần có những giấy tờ như sau:
1. Giấy xác nhận được tiếp tục nhận vào học khóa học tiếp theo
2. Giấy xác nhận kết quả học của khóa học trước
3. Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính.
Bạn cũng có thể xin gia hạn visa của mình ở Anh. Về cơ bản, thủ tục, yêu cầu cũng sẽ gần giống như ở VN. Tuy nhiên, lệ phí sẽ cao hơn rất nhiều.
Tôi có thể xin gia hạn visa trước khi hết hạn với thời gian sớm nhất là bao lâu, cụ thể là trong tháng 8-2005 được không? Tôi có thể xin gia hạn Visa từ VN được không? Nếu sang Anh tôi mới gia hạn visa thì có khó khăn hơn không? Thủ tục gia hạn ở Anh cần những gì?
Trả lời:
Trường hợp của bạn, hoàn toàn có thể xin gia hạn visa tại Việt Nam vào tháng 8, trước khi visa mà bạn đang có hết hạn. Để gia hạn visa, bạn cần có những giấy tờ như sau:
1. Giấy xác nhận được tiếp tục nhận vào học khóa học tiếp theo
2. Giấy xác nhận kết quả học của khóa học trước
3. Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính.
Bạn cũng có thể xin gia hạn visa của mình ở Anh. Về cơ bản, thủ tục, yêu cầu cũng sẽ gần giống như ở VN. Tuy nhiên, lệ phí sẽ cao hơn rất nhiều.
Hướng dẫn gia hạn visa
Khi du học Anh, bạn được phép gia hạn visa, thay đổi khóa học và chuyển trường.
Visa của bạn được cấp cho toàn bộ khóa học và thêm một khoảng thời gian cuối cho phép bạn giải quyết xong các công việc của mình.
Bạn có thể đăng ký gia hạn visa sinh viên thông thường cho việc:
- Hoàn thành khóa học (bao gồm việc thi lại); hoặc
- Học thêm các khóa học khác (Bạn chỉ được cấp visa tối đa là 3 năm cho những khóa học dưới bậc Đại học. Vào cuối thời điểm 3 năm này, bạn sẽ cần chuyển tiếp lên một khóa ở bậc Đại học, nếu không bạn sẽ phải về nước).
Bạn có thể nộp đơn xin gia hạn visa khi đang ở Anh và trước khi visa hiện tại của bạn hết. Khi đó, Bạn sẽ cần phải cung cấp một thư hỗ trợ xin visa mới và bằng chứng về việc có đủ điều kiện tài chính cần thiết khi nộp đơn.
Khi Bạn thay đổi khóa học hoặc trường học
Visa sinh viên thông thường của bạn liên quan đến trường cao đẳng hoặc trường đại học nơi bạn được nhận vào học. Bạn có thể đổi sang khóa học khác tại cùng một trường mà không cần phải báo với Cục Biên Giới Anh.
Bạn sẽ được phép chuyển trường nếu:
- Trường mà bạn muốn chuyển sang là trường được cấp phép
- Cục Biên giới Anh có thể khẳng định rằng trường mới đó mong muốn trở thành đơn vị bảo lãnh mới của bạn.
- Và khóa học mới mà bạn sắp học đáp ứng những yêu cầu được liệt kê trong phần “Bạn có thể học những khóa học nào”.
Visa của bạn được cấp cho toàn bộ khóa học và thêm một khoảng thời gian cuối cho phép bạn giải quyết xong các công việc của mình.
Bạn có thể đăng ký gia hạn visa sinh viên thông thường cho việc:
- Hoàn thành khóa học (bao gồm việc thi lại); hoặc
- Học thêm các khóa học khác (Bạn chỉ được cấp visa tối đa là 3 năm cho những khóa học dưới bậc Đại học. Vào cuối thời điểm 3 năm này, bạn sẽ cần chuyển tiếp lên một khóa ở bậc Đại học, nếu không bạn sẽ phải về nước).
Bạn có thể nộp đơn xin gia hạn visa khi đang ở Anh và trước khi visa hiện tại của bạn hết. Khi đó, Bạn sẽ cần phải cung cấp một thư hỗ trợ xin visa mới và bằng chứng về việc có đủ điều kiện tài chính cần thiết khi nộp đơn.
Khi Bạn thay đổi khóa học hoặc trường học
Visa sinh viên thông thường của bạn liên quan đến trường cao đẳng hoặc trường đại học nơi bạn được nhận vào học. Bạn có thể đổi sang khóa học khác tại cùng một trường mà không cần phải báo với Cục Biên Giới Anh.
Bạn sẽ được phép chuyển trường nếu:
- Trường mà bạn muốn chuyển sang là trường được cấp phép
- Cục Biên giới Anh có thể khẳng định rằng trường mới đó mong muốn trở thành đơn vị bảo lãnh mới của bạn.
- Và khóa học mới mà bạn sắp học đáp ứng những yêu cầu được liệt kê trong phần “Bạn có thể học những khóa học nào”.
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu(trước đây, còn được gọi là "sổ thông hành" ở Miền Nam Việt Nam) là một loại giấy tờ để nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người giữ, khi sang quốc gia khác. Trước đây, tại hầu hết các quốc gia, hộ chiếu là một cuốn sổ nhỏ có nhiều trang để lưu những thị thực cho phép nhập cảnh. Ngày nay, có nhiều dạng hộ chiếu khác nhau, có thể chỉ là một tấm thẻ.
Nội dung trong hộ chiếu
Số hộ chiếu
Ảnh
Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính
Số chứng minh thư nhân dân
Nơi sinh
Cơ quan cấp; Nơi cấp
Các nước có thể đi đến (hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này)
Thời hạn sử dụng
Vùng để xác nhận thi thực
Tên và Thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu
Phân loại
Hộ chiếu phổ thông
Hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu ngoại giao
Dạng khác
Văn bản đi kèm một số trang thiết bị cũng được gọi là hộ chiếu.
Hồ sơ nổ mìn khi đào đường hầm hay khai thác khoáng sản cũng gọi là hộ chiếu.
Phải làm gì khi mất hộ chiếu ở nước ngoài?
Khi ở nước ngoài, bạn bị thất lạc hoặc mất hộ chiếu, để đề phòng kẻ gian lợi dụng và bạn tự bảo vệ các chi tiết nhân thân của mình, bạn cần thông báo ngay việc mất hộ chiếu cho cảnh sát nước sở tại và Cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam gần nhất.
- Trước hết, điền đầy đủ thông tin vào Đơn trình báo mất hộ chiếu theo Mẫu Hộ chiếu và gửi email về Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao (theo địa chỉ cls.mfa@mofa.gov.vn) và Cơ quan Đại diện Ngoại giao Việt Nam nơi bạn đang có mặt, kèm theo 02 ảnh cỡ 4x6cm;
- Nộp kèm theo bản chụp giấy xác nhận báo mất hộ chiếu của cảnh sát.
- Có mặt tại Cơ quan Đại diện.
- Những thông tin mà bạn cung cấp trong Đơn trình báo mất hộ chiếu (Mẫu hộ chiếu) sẽ được nhập vào dữ liệu của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và thông báo hủy giá trị sử dụng quyền hộ chiếu đó tới hầu hết các nước trên thế giới.
- Khi hộ chiếu mất đã được thông báo hủy, quyển hộ chiếu đó sẽ không được phục hồi giá trị, bạn không thể sử dụng lại nếu bạn tìm thấy quyển hộ chiếu đó. Bạn cần xin cấp hộ chiếu mới.
- Thời gian Cơ quan Đại diện Việt Nam xét cấp lại hộ chiếu hoặc Giấy thông hành:
- Nếu bạn có mang theo giấy tờ khác chứng minh quốc tịch Việt Nam như chứng minh nhân dân, bằng chứng bạn nhập cảnh nước sở tại hợp pháp (vé máy bay, tờ khai nhập cảnh) trong vòng 5 ngày làm việc, bạn sẽ được cấp lại hộ chiếu nếu bạn tiếp tục hành trình đi nước khác; nếu bạn về nước sẽ được cấp Thông hành.
- Nếu bạn đi theo tour hoặc nhóm, đoàn công tác, người đi cùng đoàn xuất trình hộ chiếu cá nhân, xác nhận bạn là thành viên của đoàn, bạn sẽ được cấp Thông hành về nước trong vòng 24 giờ.
- Nếu bạn không có bất kỳ giấy tờ nào khác và không thuộc đối tượng nêu trên, Cơ quan Đại diện Việt Nam phải tiến hành xác minh. Thời gian không quá 5 ngày làm việc, bạn sẽ được xem xét cấp lại hộ chiếu hoặc Thông hành.
TG&VN
Interpol cảnh báo về hộ chiếu giả
Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) kêu gọi các hãng hàng không thế giới nhanh chóng lập một ngân hàng hộ chiếu quốc tế để ngăn chặn những hành động khủng bố mới tương tự như vụ tấn công khủng bố 11-9-2001.
Interpol cảnh báo về hộ chiếu giả
Ông Ronald Noble, tổng thư ký Interpol, cầm một giấy thông hành an ninh cá nhân để minh họa việc làm giả giấy thông hành đang trở nên dễ dàng như thế nào tại cuộc họp của IATA ở Singapore ngày 7-6 – Ảnh: AP
Việc cùng chia sẻ một ngân hàng hộ chiếu sẽ cho phép dễ dàng phát hiện những hộ chiếu giả, bị thất lạc hay bị đánh cắp, như giải thích của ông Ronald Noble – tổng thư ký Interpol – trước hội nghị toàn thể của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) tại Singapore ngày 7-6.
Ngân hàng hộ chiếu
“Các ngài phải lập một ngân hàng dữ liệu tập hợp các thông tin về hành khách đi lại khắp thế giới, trong đó có chứa số hộ chiếu bị đánh cắp” – ông Ronald Noble nói.
Ông Ronald Noble không quên nhắc lại một trong những tên khủng bố trong vụ 11-9-2001 đã xâm nhập được vào Mỹ với một hộ chiếu ăn cắp. “Có rất nhiều kẻ tình nghi bay qua nhiều nước khác với hộ chiếu giả để được huấn luyện thành những phần tử khủng bố mà không hề bị phát hiện. Vì thế, một cơ sở dữ liệu hộ chiếu có thể giúp ngăn chặn hoạt động của bọn khủng bố” – ông Ronald Noble nhấn mạnh.
Theo thống kê, “phân nửa số chuyến bay quốc tế không được kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Khoảng gần nửa tỉ hành khách không được kiểm tra mỗi năm. Nếu những kẻ khủng bố có thể di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác mà không bị phát hiện, đó là một nguy cơ cho tất cả các nước.
Theo quan điểm của Interpol, đây là nguy cơ số 1 cho an ninh thế giới” – ông Noble khẳng định trong một cuộc phỏng vấn bên lề hội nghị tại Singapore, và lấy làm tiếc là các hãng hàng không vẫn hạn chế chia sẻ thông tin về khách hàng với nhau. “Vấn đề này đã tồn tại từ năm 1993 và ngành hàng không lẽ ra phải lo lắng, nhưng xem ra họ vẫn bình chân như vại và chẳng làm gì cả”.
Tuy nhiên, đề nghị của Interpol lại chỉ được đón nhận dè dặt từ phía đại diện các hãng hàng không quốc tế – thành viên của IATA. “Tôi chẳng ủng hộ cho cái màng lọc này” – đại diện một hãng hàng không nói và cho rằng các tổ chức tội phạm có thể sử dụng những kẻ không hề có tên trong danh sách đen mà là những “cửu vạn” giống như trong vận chuyển ma túy.
Elyezer Shkedy, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hãng hàng không EI Al của Israel, lại ủng hộ gợi ý của Interpol khi nhấn mạnh đối với các hãng hàng không, vấn đề không phải là “chia sẻ tất cả thông tin” về khách hàng của mình mà chỉ là chia sẻ những thông tin cần thiết “cho cuộc đấu tranh chống khủng bố”.
Đặt “đại bản doanh” tại Geneva, IATA đại diện cho 230 hãng hàng không thế giới và đảm bảo hơn 90% giao thông thế giới.
Khuyến cáo của Interpol được đưa ra trong bối cảnh hộ chiếu giả đang là lo ngại ở nhiều nước trong việc chống khủng bố.
Indonesia mới đây đã kết tội một nhân viên thuế vụ về tội mua một hộ chiếu giả với giá 20.000 USD để du lịch nước ngoài sau khi hối lộ các quan chức nhà tù, nơi y đang bị giam giữ vì bị cáo buộc lạm dụng quyền lực. Việc Gayus Tambunan, 32 tuổi, ung dung đi du lịch Singapore, Malaysia và Macau không chỉ cho thấy sự lỏng lẻo của luật pháp mà còn là sự phổ biến của thị trường làm hộ chiếu giả. Công tố viên Indonesia cho biết Gayus đã mua hộ chiếu giả từ một người Mỹ tên John Jerome Grice.
Năm ngoái, dư luận châu Âu cũng xôn xao việc nhân viên ngoại giao Israel tại Úc và Anh bị trục xuất vì sử dụng hộ chiếu giả. Việc điều tra sau đó phanh phui một đường dây sát thủ của Israel với hộ chiếu giả từ nhiều nước như Đức, Pháp, Úc… để tham gia ám sát một lãnh đạo của phong trào Hamas, ông Mahmoud al-Mabhouh, tại Dubai.
Gắn chip điện tử trên hộ chiếu
Trước các lo ngại về giả mạo giấy tờ và nguy cơ khủng bố hàng không, hội nghị thường niên của IATA tại Singapore năm nay đã tập trung vào việc nâng cấp hệ thống kiểm tra an ninh tại các sân bay.
Theo mô hình được gọi là Điểm kiểm soát tương lai đặt tại sân bay Singapore, hệ thống an ninh mới sẽ dựa trên phương pháp sinh trắc học, cụ thể là quét đồng tử, để đối chiếu với thông tin thu được từ một con chip điện tử gắn trên hộ chiếu. Sau đó, hành khách sẽ đi qua một khoang đặc biệt dài khoảng 6m được trang bị các cảm biến quét toàn bộ từ giày dép, quần áo đến hành lý… Sẽ có các khoang quét khác nhau tùy theo nguy cơ của mỗi dạng hành khách được máy quét phân loại: ít nguy hiểm hoặc rất nguy hiểm. Dự kiến hệ thống mới sẽ được triển khai trong vòng năm năm tới.
Biện pháp mới này nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các thành viên IATA bởi nó không chỉ giúp tăng cường kiểm soát an ninh mà còn đơn giản hóa việc kiểm soát an ninh vốn thường mất hơn nửa giờ. Các biện pháp an ninh rườm rà cũng khiến ngành vận tải hàng không mất dần thị phần vào tay các dịch vụ tàu lửa, tàu thủy hoặc xe hơi. Theo IATA, lợi nhuận của ngành đã giảm mạnh từ 18 tỉ USD xuống còn 4 tỉ USD trong năm ngoái.
Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi, trước hết là việc sẽ phân loại hành khách theo các tiêu chí như thế nào. Việc đồng bộ thông tin về hành khách trên toàn thế giới cũng là một điều hết sức khó khăn khi hầu hết các chính phủ đều không muốn chia sẻ dữ liệu với nước ngoài. Ngoài ra, việc chỉ dựa vào công nghệ để kiểm soát cũng khiến nhiều người lo ngại các phần tử khủng bố sẽ sớm tìm được cách chế ngự cho dù hệ thống này có phức tạp đến mức nào đi nữa.
TRẦN PHƯƠNG – DUY PHÚC
Theo: Báo Tuổi Trẻ
Sắp có hộ chiếu điện tử
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam", theo đó, từ năm 2011-2012 Việt Nam sẽ có hộ chiếu điện tử.
Đề án này vừa nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh vừa đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh quốc gia và tăng cường hội nhập quốc tế của đất nước. Giai đoạn I (từ năm 2011 đến năm 2012) sẽ đầu tư cho sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử ở trong nước; giai đoạn II (từ năm 2013 đến 2014), đầu tư cho mở rộng phát hành hộ chiếu điện tử ra các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và phát triển khai việc kiểm soát hộ chiếu điện tử tại các cửa khẩu.
Đề án đưa ra nguyên tắc công nghệ nhận dạng vân tay triển khai phải đảm bảo tương thích với các công nghệ nhận dạng vân tay sử dụng trong hệ thống chứng minh nhân dân điện tử và hệ thống tàng thư tội phạm mà Bộ Công an đang chủ trì xây dựng. Cùng với đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ chiếu điện tử phải đảm bảo khả năng mở rộng và tích hợp để trao đổi, chia sẻ và sử dụng lại dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác về dân cư, về chứng minh nhân dân, về tội phạm...
Chưa tăng lệ phí làm hộ chiếu
Trước thông tin tăng lệ phí làm hộ chiếu, ngày hôm qua 28.2, tại TP Hồ Chí Minh lượng người đi làm hộ chiếu tăng đột biến. Tuy nhiên Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an khẳng định đó là thông tin không chính xác.
Nếu như ở TP Hồ Chí Minh rộ lên thông tin tăng lệ phí làm hộ chiếu khiến người dân tấp nập đi làm hộ chiếu, thì tại Hà Nội mọi việc vẫn yên ắng. Sáng ngày 1.3, tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh số 44 phố Hàng Bài, HN số lượng người dân đi làm hộ chiếu vẫn bình thường. Hiện mức giá làm hộ chiếu xuất nhập cảnh lệ phí vẫn 200.000 đồng/hộ chiếu.
không xảy ra tình trạng đông đúc người đi làm hộ chiếu ở Hà Nội.
Theo lãnh đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh, sở dĩ ở TP Hồ Chí Minh xuất hiện thông tin tăng lệ phí làm hộ chiếu có lẽ do người dân lầm tưởng với việc triển khai hộ chiếu điện tử (HCĐT). Lãnh đạo Cục khẳng định người dân cần phải lưu ý, năm 2011 là điểm bắt đầu triển khai đề án HCĐT theo Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ, chứ không phải là thời điểm cấp HCĐT. Theo kế hoạch phải cuối giai đoạn 1 (tức là cuối năm 2012) mới có thể bắt đầu cấp phát HCĐT. Thời điểm năm 2011 và nửa đầu năm 2012 là thời gian để đầu tư cho việc sản xuất HCĐT và là thời gian phải thực hiện các thủ tục trình duyệt mẫu và thông báo tới các nước …
Việc cấp phát hộ chiếu thông thường và mức phí 200 nghìn đồng vẫn duy trì.
Cũng theo Cục Quản lý xuất nhập cảnh, bên cạnh nhiều ưu điểm, HCĐT cũng có nhược điểm như: Chi phí sản xuất và cấp phát sẽ cao hơn hộ chiếu thông thường, dẫn đến việc người dân sẽ phải trả chi phí cao hơn khi làm hộ chiếu. Tuy nhiên mức lệ phí này Bộ Tài chính và các Bộ liên quan đang cân nhắc, xem xét để đưa ra mức phí hợp lý.
Thời điểm trước khi phát hành HCĐT cụ thể sẽ được Bộ Công an thông báo chính thức sau khi các công tác chuẩn bị hoàn tất.
Lương Kết
Thông tin hộ chiếu
Qui trình cấp mới/gia hạn hộ chiếu cho Ấn Kiều
Bộ Ngoại Giao, Chính phủ Ấn Độ đã đưa vào sử dụng Hộ chiếu có thể đọc trên máy tại tất cả các cơ quan cấp hộ chiếu ở Ấn Độ từ năm 2002 và tại các nước khác kể từ ngày 27/08/2007. Thông qua hệ thống này, tất cả các đối tượng muốn được cấp mới hoặc gia hạn hộ chiếu tại các cơ quan ngoại giao Ấn Độ tại nước ngoài phải điền đầy đủ thông tin vào mẫu qui định. Thông tin chi tiết sẽ được nhập vào máy tính sau đó chuyển tới hệ thống máy tính của Bộ Ngoại giao đặt tại New Delhi, Ấn Độ, tại đó thông tin được tải xuống và xử lý in lại hộ chiếu. Sau khi được in, hộ chiếu được gửi đến các đoàn ngoại giao bằng đường chuyển phát nhanh. Qui trình cấp mới hộ chiếu sẽ kéo dài khoảng 02 tuần kể từ ngày nộp đơn xin cấp mới hộ chiếu.
Cần lưu ý là hộ chiếu có thể đọc trên máy được bảo đảm an toàn, chống trộm cắp, và tuân thủ hướng dẫn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.
Hướng dẫn cho người giữ hộ chiếu Ấn Độ
Hộ chiếu là giấy tờ có giá trị. Người giữ hộ chiếu cần phải luôn luôn giữ gìn hộ chiếu cẩn thận hoặc giao cho người được ủy quyền giữ hộ. Không nên gửi hộ chiếu ra nước ngoài bằng đường bưu điện.
Nếu bạn đánh mất hộ chiếu hoặc hộ chiếu bị hư hại, bạn cần phải thông báo ngay cho đoàn ngoại giao Ấn Độ nơi gần nhất hoặc cảnh sát địa phương. Trong trường hợp này, để đẩy nhanh quá trình cấp lại hộ chiếu, bạn nên giữ một bản sao hoặc bản quét máy tính của các trang dữ liệu và thị thực còn hiệu lực trong hộ chiếu của mình.
Theo Đạo luật Hộ chiếu năm 1967, hành vi cung cấp sai thông tin trong đăng kí làm hộ chiếu bị coi là phạm pháp. Cơ quan cấp hộ chiếu sẽ từ chối cấp hộ chiếu đối với các trường hợp làm sai lệch thông tin, khai báo thông tin giả mạo, cố tình làm hỏng hộ chiếu và thay đổi bất hợp pháp thông tin trong hộ chiếu.
Theo các điều khoản của Đạo luật Hộ chiếu năm 1967, Chính phủ Ấn Độ có thể tịch thu hoặc thu hồi hộ chiếu của bạn và trong trường hợp đó, bạn phải nộp lại hộ chiếu cho Cơ quan Cấp Hộ chiếu Ấn Độ nơi gần nhất.
Đơn xin làm hộ chiếu phải được điền đầy đủ, rõ ràng bằng CHỮ IN HOA, và chỉ được dùng mực đen hoặc mực xanh.
Chú ý: Khác với hộ chiếu trước đây, hộ chiếu hiện nay vẫn được sử dụng không có dấu chứng thực “ECNR” riêng.
Quy định về cấp visa Trung Quốc 6 tháng nhiều lần và 1 năm nhiều lần
Quy định về việc cấp visa Trung Quốc 6 tháng nhiều lần và 1 năm nhiều lần
Từ 1/8/2010, người mang quốc tịch Việt Nam, đang ở Việt Nam và sử dụng hộ chiếu phổ thông muốn làm visa Trung Quốc loại:
- 6 tháng nhiều lần thì bắt buộc trên hộ chiếu hiện tại hoặc hộ chiếu cũ phải thể hiện đã từng sang Trung Quốc bằng tem visa loại từ 1 lần trở lên.
- 1 năm nhiều lần thì bắt buộc trên hộ chiếu hiện tại hoặc hộ chiếu cũ phải thể hiện đã từng sang Trung Quốc bằng tem visa loại từ 6 tháng nhiều lần trở lên.
Từ 1/8/2010, người mang quốc tịch Việt Nam, đang ở Việt Nam và sử dụng hộ chiếu phổ thông muốn làm visa Trung Quốc loại:
- 6 tháng nhiều lần thì bắt buộc trên hộ chiếu hiện tại hoặc hộ chiếu cũ phải thể hiện đã từng sang Trung Quốc bằng tem visa loại từ 1 lần trở lên.
- 1 năm nhiều lần thì bắt buộc trên hộ chiếu hiện tại hoặc hộ chiếu cũ phải thể hiện đã từng sang Trung Quốc bằng tem visa loại từ 6 tháng nhiều lần trở lên.
Thay đổi luật visa du học trung học Úc
Kể từ ngày 1-9-2008, luật visa du học Úc sẽ thay đổi. Theo đó, học sinh du học Úc bậc trung học sẽ được cấp visa du học ngay từ bậc tiểu học chứ không phải chờ đến hết lớp 6 như trước đây.
Yêu cầu về chứng minh tài chính dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ cần chứng minh đủ chi phí cho một năm du học tại Úc thay vì hai năm, tiền trong ngân hàng không còn bắt buộc phải gửi ít nhất ba tháng trước khi nộp đơn xin visa.
Ngoài ra, cha hoặc mẹ của học sinh được phép đi theo con để giám hộ cho đến khi con 18 tuổi cũng chỉ cần chứng minh tài chính một năm thay vì hai năm.
Đồng thời, quy trình xét visa mới sẽ đơn giản và nhanh hơn. Việc thay đổi này sẽ mở rộng cơ hội cho học sinh trung học Việt Nam dễ dàng học tập tại hệ thống các trường trung học công lập và tư thục tại Úc, vốn nổi tiếng về chất lượng giáo dục, bằng cấp quốc tế và được quản lý chặt chẽ về mặt an sinh cho học sinh quốc tế bằng Luật Bảo vệ học sinh quốc tế (ESOS Act 2000).
Yêu cầu về chứng minh tài chính dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ cần chứng minh đủ chi phí cho một năm du học tại Úc thay vì hai năm, tiền trong ngân hàng không còn bắt buộc phải gửi ít nhất ba tháng trước khi nộp đơn xin visa.
Ngoài ra, cha hoặc mẹ của học sinh được phép đi theo con để giám hộ cho đến khi con 18 tuổi cũng chỉ cần chứng minh tài chính một năm thay vì hai năm.
Đồng thời, quy trình xét visa mới sẽ đơn giản và nhanh hơn. Việc thay đổi này sẽ mở rộng cơ hội cho học sinh trung học Việt Nam dễ dàng học tập tại hệ thống các trường trung học công lập và tư thục tại Úc, vốn nổi tiếng về chất lượng giáo dục, bằng cấp quốc tế và được quản lý chặt chẽ về mặt an sinh cho học sinh quốc tế bằng Luật Bảo vệ học sinh quốc tế (ESOS Act 2000).
Từ 01/08/2011 sẽ buộc trục xuất người nước ngoài không có giấy phép lao động
Chính phủ quy định rõ về trách nhiệm của Bộ công an trong việc cấp visa thị thực cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó Bộ công an hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tuyệt đối không cấp thị thực đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi chưa có giấy phép lao động hoặc giấy phép lao động đã hết hiệu lực hoặc vô hiệu cùng với đó là buộc xuất cảnh hoặc trục xuất đối với người nước ngoài khi chưa được cấp giấy phép lao động.
Theo quy định tại Điều 15a Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 34/2008/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nghị định thể hiện rõ việc tăng cường quản lý chặt chẽ người nước ngoài lao động và cư trú tại Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam đang hội nhập đầy đủ với nền kinh tế và văn hóa thế giới.
Với cơ sở pháp lý như vậy thì việc sử dụng quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ đảm bảo sự chặt chẽ đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động và người sử dụng lao động
Theo quy định tại Điều 15a Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 34/2008/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nghị định thể hiện rõ việc tăng cường quản lý chặt chẽ người nước ngoài lao động và cư trú tại Việt Nam trong thời kỳ Việt Nam đang hội nhập đầy đủ với nền kinh tế và văn hóa thế giới.
Với cơ sở pháp lý như vậy thì việc sử dụng quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ đảm bảo sự chặt chẽ đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động và người sử dụng lao động
MẪU HỘ CHIẾU
Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân. Mẫu Hộ chiếu quốc gia, bao gồm:
- Mẫu Hộ chiếu ngoại giao;
- Mẫu Hộ chiếu công vụ;
- Mẫu Hộ chiếu phổ thông.
- Mẫu Hộ chiếu thuyền viên
1. Mẫu Hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi:
- Thuộc Đảng cộng sản Việt Nam, thuộc quốc hội, thuộc văn phòng Chủ tịch nước, thuộc chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương, thuộc các đoàn thể và tổ chức nhân dân ở Trung ương và Vợ hoặc chồng của những người cùng đi theo hành trình công tác; vợ (hoặc chồng), con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác;
- Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
- Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
Hộ chiếu ngoại giao có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày;
Hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn.
Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu quốc gia của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn.
2. Mẫu Hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây, được cơ quan có thẩm quyền quy định khoản 1 trên cử ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó:
- Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
- Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.
- Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
Hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu công vụ được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày;
3. Mẫu Hộ chiếu phổ thông: Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam.
Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn;
4. Mẫu Hộ chiếu thuyền viên
Hộ chiếu thuyền viên cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thuỷ nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Đổi hộ chiếu
1. Hồ sơ đổi hộ chiếu bao gồm các tài liệu sau:
- 01 tờ khai đổi hộ chiếu theo mẫu quy định.
- 04 ảnh mới chụp, cỡ 4x6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng.
- Đổi hộ chiếu (hộ chiếu còn giá trị ít nhất 30 ngày; hộ chiếu còn thời hạn nhưng hết trang dành cho thị thực hoặc vì lý do khác), ngoài giấy tờ quy định như hồ sơ cấp lần đầu, phải nộp hộ chiếu đó để làm căn cứ cấp đổi.
- Tờ khai đề nghị đổi hộ chiếu không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú.
2. Thủ tục đổi hộ chiếu:
a. Thủ tục nộp hồ sơ đổi hộ chiếu:
Tờ khai không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu.
Riêng đối với trường hợp tạm trú, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình "Giấy chứng nhận tạm trú"; nếu không có "Giấy chứng nhận tạm trú" thì phải xin xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
- Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:
Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh, đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.
- Gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện:
Tờ khai phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh kèm theo bản photocopy chứng minh nhân dân.
Địa điểm, cách thức gửi hồ sơ qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.
* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
2. Thủ tục nhận hộ chiếu mới
- Người trực tiếp nhận kết quả đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền và xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu. Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nhận hộ chiếu của người ủy thác phải đưa giấy biên nhận, xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu
- Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận hộ chiếu ký nhận, trả hộ chiếu cho người đến nhận hộ chiếu.
- Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
* Địa điểm, cách thức nhận hộ chiếu qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.
- Trực tiếp tại trụ sở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh - Những người sau đây có thể ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân nơi người đó đang làm việc, học tập nộp hồ sơ và nhận kết quả:- Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sĩ, công nhân viên đang phục vụ trong các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thể ủy thác cho cơ quan, đơn vị đó.
- Cán bộ, nhân viên thuộc các đoàn thể, tổ chức nhân dân ở Trung ương và cấp tỉnh có thể ủy thác cho đoàn thể, tổ chức đó.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên, sinh viên đang làm việc và học tập trong các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề có thể ủy thác cho trường đó.
- Cán bộ, nhân viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần có vốn Nhà nước mà người điều hành công ty do cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể, tổ chức nhân dân ở Trung ương cử sang có thể ủy thác cho công ty đó.
- Người đã ký hợp đồng lao động nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động đã có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về lao động và đã ký hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài có thể ủy thác cho doanh nghiệp đó.
* Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động phải gửi hồ sơ thông báo tư cách pháp nhân đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi cử cán bộ, nhân viên đến làm thủ tục đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu cho người ủy thác đã ký hợp đồng đi lao động nước ngoài.
Thủ Tục Cấp hộ chiếu .
Hộ chiếu (passport) là một loại giấy tờ quan trọng do một chính phủ cấp cho công dân nước mình như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài.
Hộ chiếu Việt Nam hiện nay có thể chia làm 03 loại:
1. Hộ chiếu Phổ Thông (Popular Passport): được cấp cho mọi công dân Việt nam, có hộ khẩu và Chứng minh nhân dân, có đầy đủ quyền công dân. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này khi nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế phải qua các lối đi thông thường và có thể được miễn visa nhập cảnh theo qui định của các nước đến. Người du học hoặc xuất cảnh định cư cũng sử dụng hộ chiếu phổ thông.
2. Hộ Chiếu Công Vụ (Official Passport): được cấp cho các quan chức chính phủ đi nước ngoài do công vụ của nhà nước. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến.
3. Hộ Chiếu Ngoại Giao (Diplomatic Passport): được cấp cho các quan chức ngoại giao của chính phủ đi nước ngoài công tác. Hộ chiếu có giá trị trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp, được quyền đến tất cả các nước. Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng ưu tiên đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến.
I. Hồ sơ gồm : (1 bộ)
A. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu
1. Tờ khai theo mẫu quy định (bản chính).
2. Ảnh 4 x 6cm mới chụp (04 tấm)
3. Giấy chứng minh nhân dân (bản chính, dùng để đối chiếu).
B. Hồ sơ xin cấp lại hộ chiếu
1. Tờ khai theo mẫu quy định (bản chính)
2. Ảnh 4 x 6cm mới chụp (04 tấm)
3. Trường hợp mất hộ chiếu thì nộp giấy trình báo mất hộ chiếu (bản chính).
4. Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu còn thời hạn dưới 30 ngày thì nộp lại hộ chiếu đó (bản chính).
5. Trường hợp tách hộ chiếu trẻ em trong hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì nộp hộ chiếu, 01 tờ khai theo mẫu quy định và 02 ảnh của cha hoặc mẹ để cấp lại hộ chiếu; nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định và 02 ảnh của trẻ em để cấp riêng hộ chiếu (bản chính).
C. Hồ sơ đề nghị sửa đổi hộ chiếu
1. Tờ khai theo mẫu quy định (bản chính).
2. Ảnh 4 x 6cm mới chụp (04 tấm)
3. Trường hợp đề nghị điều chỉnh hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai, kèm bản sao giấy CMND hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó.
4. Trường hợp bổ sung trẻ em vào hộ chiếu của cha mẹ thì nộp 04 ảnh cỡ 3 x 4 cm của trẻ em. Hộ chiếu đề nghị sửa đổi còn thời hạn ít nhất 01 năm.
D. Hồ sơ xin cấp đổi hộ chiếu.
1. Tờ khai theo mẫu quy định (bản chính)
2. Ảnh 4 x 6cm mới chụp (04 tấm)
3. Hộ chiếu cũ (bản chính)
II. Cơ quan nhận hồ sơ:
- Phòng Quản lý xuất nhập cảnh
1. Danh mục hồ sơ:
a. Đối với người là cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước:
- 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (có xác nhận thủ trưởng).
- Văn bản cử đi nước ngoài về việc công hoặc cho phép đi nước ngoài về việc riêng của người có thẩm quyền.
b. Đối với nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài:
- 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (có xác nhận phường).
- Văn bản cử đi nước ngoài về việc công hoặc cho phép đi nước ngoài về việc riêng của Thủ trưởng doanh nghiệp.
c. Đối với những người không thuộc điểm a và b nêu trên, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm:
- 02 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu (có xác nhận phường)
- 3 tấm ảnh 4x6, mặt nhìn thẳng, đầu để trần (có xác nhận, giáp lai phường)
2. Thời gian giải quyết :
- 05 ngày làm việc đối với các trường hợp nêu tại điểm a và b
- 30 ngày làm việc đối với trường hợp cấp hộ chiếu cho người đi nước ngoài định cư
- 15 ngày làm việc đối với các trường hợp khác.
3. Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn
Giấy tờ đầy đủ có được cấp Visa ? E-mail Print PDF
Mỗi ngoại kiều (đương đơn xin visa) sẽ được coi như có ý định định cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp visa, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp visa. . .
Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự, theo tinh thần của điều luật, luôn xem đương đơn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Đương đơn có thể đưa ra những chứng minh dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại thì chúng phải đủ thuyết phục viên chức lãnh sự tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác ở Việt Nam của đương đơn là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và chính xác. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Có tốt hơn nếu tôi không khai rằng tôi có bà con thân thuôc đang sinh sống tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có hồ sơ bảo lãnh định cư hoặc tôi đã bị từ chối visa trước đây? Sẽ có hậu quả gì nếu như tôi giấu giếm, không khai báo hoặc nộp giấy tờ giả mạo?
Sự khai báo thành thật, rõ ràng là tốt nhất. Chúng tôi cũng biết và hiểu rằng rất nhiều đương đơn có gia đình, họ hàng sống tại Hoa Kỳ, nhưng đương đơn chỉ muốn thăm viếng họ trong thời gian ngắn cũng như đương đơn đang có hồ sơ bảo lãnh nhưng chưa có ý định định cư tại Hoa Kỳ vào thời điểm này. Do đó, tốt nhất là đương đơn nên khai báo thành thật tình trạng của mình. Điều hiển nhiên, nếu viên chức phỏng vấn phát hiện đương đơn cố tình giấu giếm hoặc cung cấp thông tin sai lệch thì chắc chắn đơn xin cấp visa sẽ bị từ chối và trong một số trường hợp, đương đơn đó sẽ vĩnh viễn bị cấm không được nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự, theo tinh thần của điều luật, luôn xem đương đơn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Đương đơn có thể đưa ra những chứng minh dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại thì chúng phải đủ thuyết phục viên chức lãnh sự tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các ràng buộc khác ở Việt Nam của đương đơn là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời. Đương đơn nên chuẩn bị để trình bày trường hợp của mình thật rõ ràng và chính xác. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Có tốt hơn nếu tôi không khai rằng tôi có bà con thân thuôc đang sinh sống tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có hồ sơ bảo lãnh định cư hoặc tôi đã bị từ chối visa trước đây? Sẽ có hậu quả gì nếu như tôi giấu giếm, không khai báo hoặc nộp giấy tờ giả mạo?
Sự khai báo thành thật, rõ ràng là tốt nhất. Chúng tôi cũng biết và hiểu rằng rất nhiều đương đơn có gia đình, họ hàng sống tại Hoa Kỳ, nhưng đương đơn chỉ muốn thăm viếng họ trong thời gian ngắn cũng như đương đơn đang có hồ sơ bảo lãnh nhưng chưa có ý định định cư tại Hoa Kỳ vào thời điểm này. Do đó, tốt nhất là đương đơn nên khai báo thành thật tình trạng của mình. Điều hiển nhiên, nếu viên chức phỏng vấn phát hiện đương đơn cố tình giấu giếm hoặc cung cấp thông tin sai lệch thì chắc chắn đơn xin cấp visa sẽ bị từ chối và trong một số trường hợp, đương đơn đó sẽ vĩnh viễn bị cấm không được nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Cấp Hộ Chiếu Phổ Thông
Thực hiện theo Thông tư số 27/2007/TT-BCA(A11) ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
I. VỀ HỒ SƠ:
1. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu, gồm:
- 01 tờ khai theo mẫu TK/XC;
- 04 ảnh mới chụp, cỡ 4x6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng: 01 ảnh dán vào khung (phía trên tồ khai), 03 ảnh để rời.
* Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:
- Nộp thêm 01 bản chụp Giấy khai sinh. Khi nộp xuất trình bản chính để đối chiếu. Nếu nộp bản sao thì không phải xuất trình bản chính.
- Tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai thay và ký tên. Trường hợp cha, mẹ nuôi hoặc người đỡ đầu khai và ký tên thì phải có giấy tờ chứng minh là cha, mẹ nuôi hoặc người đỡ đầu hợp pháp của đứa trẻ. Tờ khai phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh.
- Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp ảnh cỡ 3x4 cm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại hộ chiếu, gồm: cấp lại do hộ chiếu bị mất; bị hư hỏng; còn thời hạn dưới 30 ngày hoặc đã hết thời hạn; tách trẻ em trong hộ chiếu của cha hoặc mẹ.
Hồ sơ gồm: 01 tờ khai, 04 ảnh cỡ 4x6 cm (như đã nêu tại Điểm 1).
Ngoài ra, cần nộp thêm (đối với từng trường hợp) như sau:
a) Trường hợp mất hộ chiếu: nộp đơn trình báo mất hộ chiếu.
b) Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng; hoặc hộ chiếu còn thời hạn dưới 30 ngày thì nộp lại hộ chiếu đó (hộ chiếu đã hết hạn sử dụng không phải nộp lại).
c) Trường hợp tách trẻ em ra khỏi hộ chiếu của cha hoặc mẹ:
- Nộp hộ chiếu của cha hoặc mẹ;
- 01 tờ khai của cha (hoặc mẹ), 01 tờ khai của trẻ em (không khai chung).
3. Hồ sơ đề nghị đổi hộ chiếu (gồm hộ chiếu còn giá trị ít nhất 30 ngày; còn giá trị nhưng hết trang sử dụng, hoặc vì lý do khác): Ngoài tờ khai và ảnh quy định tại điểm 1, phải nộp lại hộ chiếu cần đổi.
Lưu ý: Tờ khai không cần xác nhận của Trưởng Công an xã, phường nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú.
4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi hộ chiếu, gồm: điều chỉnh họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, số chứng minh nhân dân trong hộ chiếu; bổ sung trẻ em dưới 14 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ
- Trường hợp đề nghị điều chỉnh họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, số chứng minh nhân dân thì nộp: 01 tờ khai, dán 01 ảnh cỡ 4x6 cm; bản sao giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó.
- Trường hợp đề nghị bổ sung trẻ em dưới 14 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì nộp: 01 tờ khai dán 01 ảnh cỡ 4x6 cm của người mang hộ chiếu vào khung phía trên tờ khai; 04 ảnh cỡ 3x4 cm của trẻ em (dán 01 ảnh vào khung phía dưới); bản sao giấy khai sinh của trẻ em.
Tờ khai được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh.
Hộ chiếu đề nghị sửa đổi phải còn giá trị từ 12 tháng trở lên
II. VỀ NƠI NỘP HỒ SƠ VÀ NHẬN KẾT QUẢ:
1. Các trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu, cấp lại hộ chiếu, sửa đổi hộ chiếu: nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố nơi thường trú hoặc đang tạm trú.
Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu, cấp lại hộ chiếu có nhu cầu cấp hộ chiếu gấp nêu tại tiết c, điểm 3, mục I Thông tư số 27/2007/TT-BCA(A11) ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước thì có thể trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại 1 trong 3 địa điểm thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh nêu tại mục 2 dưới đây.
2. Trường hợp đề nghị đổi, sửa đổi hộ chiếu: Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại 1 trong 3 địa điểm sau đây thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh: 40A Hàng Bài, thành phố Hà Nội; 254 Nguyễn Trãi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; hoặc số 7 Trần Quý Cáp, thành phố Đà Nẵng.
Nếu nộp hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường Bưu điện thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, niêm yết trước trụ sở của Cục và tại các Bưu cục trên toàn quốc.
III. VỀ THỜI HẠN TRẢ KẾT QUẢ:
1. Hồ sơ nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giải quyết trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
2. Hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh được giải quyết trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Thời hạn trả kết quả sẽ được cộng thêm số ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của Bô Luật Lao động, nếu các ngày nghỉ này trùng trong thời hạn giải quyết hồ sơ ./.
IV. HƯỚNG DẪN CÁCH KHAI TRONG BẢN KHAI TK/XC:
Mục 1: Ghi rõ họ và tên bằng chữ in hoa có đầy đủ dấu.
Ví dụ: NGUYỄN VĂN TUẤN
Mục 3: Ghi đầy đủ ngày tháng sinh (nếu có) và nơi sinh phải chính xác vì đây là yếu tố có in trong hộ chiếu.
Ví dụ: Sinh ngày: 6 tháng 5 năm 1972 tại Bình Thuận
Mục 4: Đối với công dân tròn 14 tuổi trở lên phải ghi đầy đủ số CMND, ngày cấp, nơi cấp và phải ghi chính xác vì đây là yếu tố có in trong hộ chiếu.
Ví dụ: Giấy CMND số: 260.220.230 Ngày cấp: 01/02/1999 Nơi cấp: CA Bình Thuận
Chú ý: CMND không được sử dụng quá 15 năm kể từ ngày cấp.
Mục 8: Là địa chỉ thường trú (hộ khẩu). Phải ghi rõ số nhà, tên đường phố, Khu phố (dân phố), xóm-thôn, phường/xã/thị trấn, huyện/thị xã/thành phố, tỉnh.
Ví dụ: Số nhà: 2 - đường Huỳnh Thị Khá, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Hoặc: Xóm 1, thôn Bình Thủy, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Mục 9: Nếu có tạm trú ở 01 nơi khác với hộ khẩu thường trú thì phải khai đầy đủ (như mục 8).
Mục 14: Nội dung đề nghị:
Phải ghi cụ thể nếu có yêu cầu một trong những nội dung sau:
- Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu.
- Cấp lại hộ chiếu do mất/ hư hỏng/ hết hạn/tách cấp riêng hộ chiếu cho con.
- Cấp đổi hộ chiếu.
- Điều chỉnh họ và tên/ ngày tháng năm sinh/ số giấy CMND trong hộ chiếu.
- Bổ sung con dưới 14 tuổi vào hộ chiếu.
- Sửa đổi nơi sinh trong hộ chiếu.
- Đề nghị khác nếu có (ghi rõ lý do).
Bị từ chối Visa Mỹ
Bị từ chối Visa Mỹ Điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA) là điều khoản thường được áp dụng cho đương đơn bị từ chối thị thực không di dân.
Để biết thêm thông tin về việc thị thực bị từ chối, vui lòng xem trên trang web Lãnh Sự của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ http://travel.state.gov/Visa/frvi_denials.html.
Viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) để xem xét đương đơn có hội đủ điều kiện cho thị thực hay không. Điều khoản này nêu rằng:
Mỗi ngoại kiều (đương đơn xin thị thực) sẽ được coi như có ý định định cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực. . .
Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự, theo tinh thần của điều luật, luôn xem đương đơn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Cần nhấn mạnh là trách nhiệm thuộc về đương đơn để chứng minh rằng đương đơn hội đủ tiêu chuẩn cho thị thực.
Đương đơn xin thị thực phải thuyết phục được viên chức Lãnh Sự những điều sau:
- Đương đơn sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau thời gian lưu trú tạm thời;
- Đương đơn có đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi của mình mà không tìm việc làm không hợp pháp khi ở Hoa Kỳ; và
- Mục đích vào Hoa Kỳ là chính đáng theo loại thị thực của đương đơn.
Đương đơn có thể đưa ra những chứng minh dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại thì chúng phải đủ thuyết phục viên chức lãnh sự tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các sự ràng buộc khác ở Việt Nam của đương đơn là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời.
Những ràng buộc được đề cập ở đây thuộc về những khía cạnh cuộc sống của đương đơn mà chúng ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và sở hữu tài sản. Trong trường hợp đương đơn còn nhỏ tuổi Viên Chức phỏng vấn sẽ xem xét về trình độ học vấn, bảng điểm, tình trạng cha mẹ của đương đơn và những kế hoạch trong tương lai cũng như triển vọng tiềm năng của đương đơn ở Việt Nam. Mỗi đương đơn có một tình trạng khác nhau, sẽ không có một câu trả lời chung cho đương đơn để chứng minh mối ràng buộc này.
Đương đơn nên chuẩn bị trình bày trường hợp của mình rõ ràng và mạch lạt. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Những ràng buộc có đủ thuyết phục để được cấp thị thực không thì khác biệt từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ nền văn hoá này đến nền văn hoá khác, và từ cá nhân này đến cá nhân khác. Tất cả các viên chức Lãnh Sự đều có kiến thức về tình hình địa phương và Luật Di Trú của Hoa Kỳ để giúp họ trong việc đưa ra quyết định.
Bị từ chối theo điều luật 214(b) thì không vĩnh viễn. Nếu đương đơn đã bị từ chối trước đây, và hiện tại đương đơn có thêm thông tin mới và tình trạng của đương đơn thay đổi đáng kể, đương đơn có thể phỏng vấn lại theo đúng thủ tục như những đương đơn khác. Phỏng vấn lại là cách duy nhất để hồ sơ của đương đơn được xem xét lại.
Một quan niệm sai lầm thông thường về điều khoản 214(b) là việc hội đủ điều kiện cho thị thực chỉ là vấn đề về cung cấp thêm giấy tờ. Quyết định về thị thực không đơn thuần chỉ dựa trên giấy tờ. Viên chức Lãnh Sự dựa vào tình hình chung của đương đơn để quyết định xem đương đơn có vượt qua khỏi điều luật mà xem đương đơn có ý định định cư hay không. Những yêu cầu giấy tờ được ghi âm trên điện thoại văn phòng chúng tôi và trên trang web để giúp viên chức Lãnh Sự có những quyết định đúng đắn, nhưng không có một giấy tờ hay một thông tin nào có thể đảm bảo thị thực được cấp.
Để biết thêm thông tin về việc thị thực bị từ chối, vui lòng xem trên trang web Lãnh Sự của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ http://travel.state.gov/Visa/frvi_denials.html.
Viên chức phỏng vấn phải áp dụng điều khoản 214(b) để xem xét đương đơn có hội đủ điều kiện cho thị thực hay không. Điều khoản này nêu rằng:
Mỗi ngoại kiều (đương đơn xin thị thực) sẽ được coi như có ý định định cư cho đến khi đương đơn, vào thời điểm xin cấp thị thực, thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng đương đơn hội đủ điều kiện được cấp thị thực. . .
Điều này có nghĩa là viên chức lãnh sự, theo tinh thần của điều luật, luôn xem đương đơn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ cho đến khi đương đơn chứng minh được điều ngược lại. Cần nhấn mạnh là trách nhiệm thuộc về đương đơn để chứng minh rằng đương đơn hội đủ tiêu chuẩn cho thị thực.
Đương đơn xin thị thực phải thuyết phục được viên chức Lãnh Sự những điều sau:
- Đương đơn sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau thời gian lưu trú tạm thời;
- Đương đơn có đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi của mình mà không tìm việc làm không hợp pháp khi ở Hoa Kỳ; và
- Mục đích vào Hoa Kỳ là chính đáng theo loại thị thực của đương đơn.
Đương đơn có thể đưa ra những chứng minh dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng khi tổng hợp lại thì chúng phải đủ thuyết phục viên chức lãnh sự tin rằng những mối ràng buộc về xã hội, gia đình, kinh tế và các sự ràng buộc khác ở Việt Nam của đương đơn là lý do buộc đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ khi kết thúc thời gian lưu trú tạm thời.
Những ràng buộc được đề cập ở đây thuộc về những khía cạnh cuộc sống của đương đơn mà chúng ràng buộc đương đơn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và sở hữu tài sản. Trong trường hợp đương đơn còn nhỏ tuổi Viên Chức phỏng vấn sẽ xem xét về trình độ học vấn, bảng điểm, tình trạng cha mẹ của đương đơn và những kế hoạch trong tương lai cũng như triển vọng tiềm năng của đương đơn ở Việt Nam. Mỗi đương đơn có một tình trạng khác nhau, sẽ không có một câu trả lời chung cho đương đơn để chứng minh mối ràng buộc này.
Đương đơn nên chuẩn bị trình bày trường hợp của mình rõ ràng và mạch lạt. Đương đơn có thể yêu cầu buổi phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Những ràng buộc có đủ thuyết phục để được cấp thị thực không thì khác biệt từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ nền văn hoá này đến nền văn hoá khác, và từ cá nhân này đến cá nhân khác. Tất cả các viên chức Lãnh Sự đều có kiến thức về tình hình địa phương và Luật Di Trú của Hoa Kỳ để giúp họ trong việc đưa ra quyết định.
Bị từ chối theo điều luật 214(b) thì không vĩnh viễn. Nếu đương đơn đã bị từ chối trước đây, và hiện tại đương đơn có thêm thông tin mới và tình trạng của đương đơn thay đổi đáng kể, đương đơn có thể phỏng vấn lại theo đúng thủ tục như những đương đơn khác. Phỏng vấn lại là cách duy nhất để hồ sơ của đương đơn được xem xét lại.
Một quan niệm sai lầm thông thường về điều khoản 214(b) là việc hội đủ điều kiện cho thị thực chỉ là vấn đề về cung cấp thêm giấy tờ. Quyết định về thị thực không đơn thuần chỉ dựa trên giấy tờ. Viên chức Lãnh Sự dựa vào tình hình chung của đương đơn để quyết định xem đương đơn có vượt qua khỏi điều luật mà xem đương đơn có ý định định cư hay không. Những yêu cầu giấy tờ được ghi âm trên điện thoại văn phòng chúng tôi và trên trang web để giúp viên chức Lãnh Sự có những quyết định đúng đắn, nhưng không có một giấy tờ hay một thông tin nào có thể đảm bảo thị thực được cấp.
3 yếu tố quan trọng khi phỏng vấn xin visa Mỹ.
Quá trình phỏng vấn xin visa Mỹ trung bình chỉ kéo dài khoảng 3 phút, vì thế bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói ngắn gọn và thuyết phục. Bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật hoặc nói dối. DU HOC MY
Các nhân viên bộ phận lãnh sự của Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm để dễ dàng xác định được liệu người được phỏng vấn đang nói thật hay không về việc xin thị thực của họ.
Muốn đạt kết quả tốt khi phỏng vấn, bạn phải làm hài lòng các nhân viên lãnh sự ở 3 điểm sau:
- Trước hết, bạn có phải là một sinh viên thực sự hay không? Cán bộ lãnh sự Mỹ sẽ xem xét nền tảng giáo dục và kế hoạch của bạn nhằm đánh giá xem bạn có khả năng đến đâu trong việc vào học và trụ lại tại trường cho tới khi tốt nghiệp. Nếu bạn được yêu cầu tham gia phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về lý do bạn chọn một trường cụ thể, chuyên ngành dự định của bạn và kế hoạch nghề nghiệp của bạn.
Hãy mang theo lý lịch học tập tại trường, kết quả các kỳ thi quốc gia, và điểm SAT hoặc TOEFL (nếu trường của bạn yêu cầu phải có các điểm thi này) cũng như bất kỳ thứ gì khác chứng tỏ cam kết học tập của bạn.
- Điểm thứ hai, bạn có khả năng trang trải cho việc học của mình hay không? Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Mẫu đơn I-20 của bạn sẽ liệt kê cách thức bạn chi trả các chi phí của mình ra sao, ít nhất là cho năm học đầu tiên.
Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn. Cơ hội nhận được visa sẽ cao hơn khi cha mẹ tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích quan hệ đặc biệt của bạn với người này, để biện minh cho việc người tài trợ sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đô la cho việc học của bạn.
Hãy cung cấp cho các nhân viên lãnh sự những bằng chứng vững chắc về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và con số thu nhập. Điều này khiến cho cán bộ lãnh sự yên tâm rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian 4 năm bạn học.
Nếu nguồn thu nhập của người tài trợ cho bạn từ nhiều nguồn khác nhau (chẳng hạn như lương, hợp đồng, trang trại, tài sản cho thuê, các khoản đầu tư...) thì hãy đề nghị người tài trợ viết một lá thư liệt kê và chứng minh bằng tài liệu từng nguồn thu nhập một.
- Điều cuối cùng và quan trọng nhất đối với các nhân viên lãnh sự là bạn có muốn ở lại thường trú tại Mỹ hay không? Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ thuyết phục được cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Nếu bạn đi học theo một thị thực J-1, người ta sẽ áp dụng quy định “2 năm”, theo đó bạn không thể xin thị thực nhập cư vào Mỹ cho tới khi bạn đã sống hai năm ở đất nước mình sau khi hoàn thành việc học tập tại Mỹ.
Tóm lại: bạn phải đủ khả năng chứng tỏ rằng những lý do khiến bạn trở về Việt Nam mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Mỹ cũng như bạn phải chứng minh được đầy đủ các mối quan hệ kinh tế, gia đình và xã hội đối với nơi cư trú của mình để đảm bảo rằng việc bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời.
Các nhân viên bộ phận lãnh sự của Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm để dễ dàng xác định được liệu người được phỏng vấn đang nói thật hay không về việc xin thị thực của họ.
Muốn đạt kết quả tốt khi phỏng vấn, bạn phải làm hài lòng các nhân viên lãnh sự ở 3 điểm sau:
- Trước hết, bạn có phải là một sinh viên thực sự hay không? Cán bộ lãnh sự Mỹ sẽ xem xét nền tảng giáo dục và kế hoạch của bạn nhằm đánh giá xem bạn có khả năng đến đâu trong việc vào học và trụ lại tại trường cho tới khi tốt nghiệp. Nếu bạn được yêu cầu tham gia phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận về lý do bạn chọn một trường cụ thể, chuyên ngành dự định của bạn và kế hoạch nghề nghiệp của bạn.
Hãy mang theo lý lịch học tập tại trường, kết quả các kỳ thi quốc gia, và điểm SAT hoặc TOEFL (nếu trường của bạn yêu cầu phải có các điểm thi này) cũng như bất kỳ thứ gì khác chứng tỏ cam kết học tập của bạn.
- Điểm thứ hai, bạn có khả năng trang trải cho việc học của mình hay không? Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Mẫu đơn I-20 của bạn sẽ liệt kê cách thức bạn chi trả các chi phí của mình ra sao, ít nhất là cho năm học đầu tiên.
Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn. Cơ hội nhận được visa sẽ cao hơn khi cha mẹ tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích quan hệ đặc biệt của bạn với người này, để biện minh cho việc người tài trợ sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đô la cho việc học của bạn.
Hãy cung cấp cho các nhân viên lãnh sự những bằng chứng vững chắc về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và con số thu nhập. Điều này khiến cho cán bộ lãnh sự yên tâm rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian 4 năm bạn học.
Nếu nguồn thu nhập của người tài trợ cho bạn từ nhiều nguồn khác nhau (chẳng hạn như lương, hợp đồng, trang trại, tài sản cho thuê, các khoản đầu tư...) thì hãy đề nghị người tài trợ viết một lá thư liệt kê và chứng minh bằng tài liệu từng nguồn thu nhập một.
- Điều cuối cùng và quan trọng nhất đối với các nhân viên lãnh sự là bạn có muốn ở lại thường trú tại Mỹ hay không? Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ thuyết phục được cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Nếu bạn đi học theo một thị thực J-1, người ta sẽ áp dụng quy định “2 năm”, theo đó bạn không thể xin thị thực nhập cư vào Mỹ cho tới khi bạn đã sống hai năm ở đất nước mình sau khi hoàn thành việc học tập tại Mỹ.
Tóm lại: bạn phải đủ khả năng chứng tỏ rằng những lý do khiến bạn trở về Việt Nam mạnh hơn những lý do khiến bạn ở lại Mỹ cũng như bạn phải chứng minh được đầy đủ các mối quan hệ kinh tế, gia đình và xã hội đối với nơi cư trú của mình để đảm bảo rằng việc bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời.
Làm Hộ Chiếu
Hồ sơ làm hộ chiếu bao gồm các tài liệu sau:
- 01 tờ khai làm hộ chiếu theo mẫu quy định.
- 04 ảnh mới chụp, cỡ 4x6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng.
* Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (kể cả cấp chung hộ chiếu với mẹ, cha hoặc cấp riêng) phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh.
- Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3x4 cm.
- Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x6 cm.
- Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.
Các bước làm hộ chiếu như sau:
1. Người làm hộ chiếu nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo một trong 3 cách sau đây:
- Người làm hộ chiếu trực tiếp nộp hồ sơ:
Tờ khai làm hộ chiếu không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu.
Riêng đối với trường hợp tạm trú, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình "Giấy chứng nhận tạm trú"; nếu không có "Giấy chứng nhận tạm trú" thì phải xin xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
- Làm hộ chiếu trong trường hợp ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:
Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh, đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.
Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu.
- Người làm hộ chiếu gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện:
Tờ khai làm hộ chiếu phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh kèm theo bản photocopy chứng minh nhân dân.
Địa điểm, cách thức gửi hồ sơ qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.
* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
2. Nhận hộ chiếu tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Người làm hộ chiếu trực tiếp nhận kết quả đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền và xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu. Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nhận hộ chiếu của người ủy thác phải đưa giấy biên nhận, xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu
- Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận hộ chiếu ký nhận, trả hộ chiếu cho người đến nhận hộ chiếu.
- Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Giải pháp thông minh cho VISA du học Mỹ
Visa luôn là vấn đề quan tâm lo lắng hàng đầu với học sinh và sinh viên có nguyện vọng du học Mỹ.
Có nhiều lý do dẫn tới việc nhiều bạn không vượt qua được kỳ phỏng vấn Visa, nhưng nguyên nhân chính vẫn nằm ở chỗ các bạn không thuyết phục được người phỏng vấn về nguyện vọng và kế hoạch học tập của bản thân. Về nguyên tắc, visa officer nhìn bạn dưới góc độ người nhập cư. Trong thời gian ngắn ngủi trong buổi phỏng vấn, bạn phải cung cấp được nhiều thông tin nhất có thể về kế hoạch học tập của mình một cách thuyết phục và có hệ thống. Trong những buổi hội thảo tư vấn về phỏng vấn Visa thành công, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho sinh viên nên nhấn mạnh những chi tiết chứng tỏ bạn có quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về trường, những điểm làm trường bạn lựa chọn nổi bật hơn so với những lựa chọn khác, hay đơn cử là ngành bạn học tại trường có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng ngành tại Mỹ. Thêm vào đó, kế hoạch tài chính của bạn phải rõ ràng và minh bạch. Lựa chọn những cơ sỏ đào tạo có uy tín cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy trung thực và tự tin trong suốt quá trình phỏng vấn!
Công ty tư vấn giáo dục ISC-UKEAS xin được chia sẻ với các bạn học sinh và sinh viên một trong những lựa chọn thông minh và đảm bảo nhất hiện nay, đó chính là ELS. Với hơn 50 năm kinh nghiệm, ELS là trung tâm ngôn ngữ uy tín hàng đầu tại Mỹ. Sinh viên tốt nghiệp khoá đào tạo Anh ngữ tại ELS có thể lựa chọn một trong hơn 600 trường đaị học và cao đẳng liên kết trên toàn nước Mỹ để tiếp tục học đại học hoặc sau đại học. Rất nhiều trường trong số các đối tác của ELS có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng ở Mỹ. Người phỏng vấn sẽ thấy được một kế hoạch học tập có mục tiêu rõ ràng, liền mạch của bạn. Với uy tín của ELS và thư mời nhập học có điều kiện của một trong hơn 600 trường đại học tại Mỹ, cơ hội vượt qua kỳ phỏng vấn VISA cho sinh viên là rất cao. Thêm vào đó, ELS cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin và tư vấn giúp đỡ sinh viên có được một kế hoạch học tập hoàn hảo. Khi bạn đăng ký nhập học với ELS cùng ISC-UKEAS, chuyên gia của chúng tôi sẽ cùng bạn đồng hành và đảm bảo tỉ lệ thành công VISA của bạn tới mức tối đa. ISC-UKEAS có hơn 20 năm kinh nghiệm, hơn 20 văn phòng tại Châu Á và hơn 20.000 bạn sinh viên đã du học thành công với chúng tôi.
Bạn phải làm gì để ước mơ du học Mỹ mở ra trước mắt:
Ngày 11 tháng 6 tới, từ 9g đến 11g30 sáng tại văn phòng ISC-UKEAS tại Hà Nôi (vui lòng xem địa chỉ bên dưới), giám đốc tuyển sinh của ELS tại Việt Nam - ông Andrew Taylor sẽ phỏng vấn trực tiếp và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn học sinh và sinh viên về các vấn đề liên quan tới chương trình học của ELS và các trường đại học liên kết, các cơ hội học bổng hấp dẫn, phỏng vấn Visa và các vấn đề liên quan.
Có nhiều lý do dẫn tới việc nhiều bạn không vượt qua được kỳ phỏng vấn Visa, nhưng nguyên nhân chính vẫn nằm ở chỗ các bạn không thuyết phục được người phỏng vấn về nguyện vọng và kế hoạch học tập của bản thân. Về nguyên tắc, visa officer nhìn bạn dưới góc độ người nhập cư. Trong thời gian ngắn ngủi trong buổi phỏng vấn, bạn phải cung cấp được nhiều thông tin nhất có thể về kế hoạch học tập của mình một cách thuyết phục và có hệ thống. Trong những buổi hội thảo tư vấn về phỏng vấn Visa thành công, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho sinh viên nên nhấn mạnh những chi tiết chứng tỏ bạn có quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về trường, những điểm làm trường bạn lựa chọn nổi bật hơn so với những lựa chọn khác, hay đơn cử là ngành bạn học tại trường có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng ngành tại Mỹ. Thêm vào đó, kế hoạch tài chính của bạn phải rõ ràng và minh bạch. Lựa chọn những cơ sỏ đào tạo có uy tín cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy trung thực và tự tin trong suốt quá trình phỏng vấn!
Công ty tư vấn giáo dục ISC-UKEAS xin được chia sẻ với các bạn học sinh và sinh viên một trong những lựa chọn thông minh và đảm bảo nhất hiện nay, đó chính là ELS. Với hơn 50 năm kinh nghiệm, ELS là trung tâm ngôn ngữ uy tín hàng đầu tại Mỹ. Sinh viên tốt nghiệp khoá đào tạo Anh ngữ tại ELS có thể lựa chọn một trong hơn 600 trường đaị học và cao đẳng liên kết trên toàn nước Mỹ để tiếp tục học đại học hoặc sau đại học. Rất nhiều trường trong số các đối tác của ELS có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng ở Mỹ. Người phỏng vấn sẽ thấy được một kế hoạch học tập có mục tiêu rõ ràng, liền mạch của bạn. Với uy tín của ELS và thư mời nhập học có điều kiện của một trong hơn 600 trường đại học tại Mỹ, cơ hội vượt qua kỳ phỏng vấn VISA cho sinh viên là rất cao. Thêm vào đó, ELS cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin và tư vấn giúp đỡ sinh viên có được một kế hoạch học tập hoàn hảo. Khi bạn đăng ký nhập học với ELS cùng ISC-UKEAS, chuyên gia của chúng tôi sẽ cùng bạn đồng hành và đảm bảo tỉ lệ thành công VISA của bạn tới mức tối đa. ISC-UKEAS có hơn 20 năm kinh nghiệm, hơn 20 văn phòng tại Châu Á và hơn 20.000 bạn sinh viên đã du học thành công với chúng tôi.
Bạn phải làm gì để ước mơ du học Mỹ mở ra trước mắt:
Ngày 11 tháng 6 tới, từ 9g đến 11g30 sáng tại văn phòng ISC-UKEAS tại Hà Nôi (vui lòng xem địa chỉ bên dưới), giám đốc tuyển sinh của ELS tại Việt Nam - ông Andrew Taylor sẽ phỏng vấn trực tiếp và giải đáp mọi thắc mắc của các bạn học sinh và sinh viên về các vấn đề liên quan tới chương trình học của ELS và các trường đại học liên kết, các cơ hội học bổng hấp dẫn, phỏng vấn Visa và các vấn đề liên quan.
Để xin visa du học Mỹ thành công hơn
Visa có lẽ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với những bạn muốn du học ở Mỹ.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bạn sẽ xin visa thành công miễn là bạn chứng minh được với nhân viên lãnh sự Mỹ rằng mình có 1 kế hoạch học tập nghiêm túc và có khả năng tài chính. Một kế hoạch học tập nghiêm túc là kế hoạch được học sinh lựa chọn với những lý do hợp lý.
Yếu tố tạo nên một kế hoạch học tập thông minh?
Một kế hoạch học tập tốt không chỉ giúp bạn thành công với việc xin visa mà còn giúp bạn trong quá trình học tập lâu dài về sau. Một số điều bạn cần phải trả lời được cho kế hoạch tập của mình:
Vì sao kế hoạch này được chọn:
Một sinh viên thực sự sẽ có lý do rõ ràng vì sao lựa chọn 1 ngành nghề nhất định. Vì vậy, hãy tìm hiểu để có thể giải thích hợp lý cho mỗi sự lựa chọn của mình, vì sao kế hoạch này phù hợp với bản thân.
Chọn chương trình học:
Khi lựa chọn khoá học, bạn cần biết trước liệu khóa đó có thể chuyển đổi được qua những chương trình tương tự hay không; chuyên ngành có thể theo học; ngành học này sẽ giúp bạn thực hiện được định hướng nghề nghiệp của bạn hay không; khóa học mang tính học thuật hay tính ứng dụng.
Chọn địa điểm học:
Mặc dù có hàng trăm trường học tuyệt vời, nhưng dường như nhiều học sinh tự hạn chế lựa chọn của mình do muốn chọn sống cùng người thân khi du học. Với lựa chọn này, học sinh có thể được gia đình chăm sóc tốt hơn. Nhưng cũng có rất nhiều ưu điểm với lựa chọn ngược lại. Ví dụ như, khi ở ký túc xá, bạn có thể tập trung tốt hơn vào việc học, đạt kết quả học tập cao và duy trì được học bổng hàng năm; Cơ hội kết bạn với những người bản xứ sẽ tăng khả năng tiếng Anh, hoà nhập với đời sống xã hội Mỹ, trải nghiệm bản sắc văn hoá Mỹ; học cách sống và tư duy độc lập; trưởng thành hơn v.v…
Để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai, điều quan trọng là bạn thâm nhập được vào thế giới công việc, nơi giúp sinh viên nói chung trưởng thành hơn. Thông thường, với những công ty quốc tế lớn, việc quyết định tuyển dụng dựa trên cách người xin việc thể hiện tại cuộc phỏng vấn gần như quan trọng nhất. Vì vậy, khả năng tiếng Anh cộng với kinh nghiệm thực tế, sự chín chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
Cao đẳng hay đại học?
Dù việc xin học ở 1 trường đại học thường sẽ được nhân viên visa đánh giá là kế hoạch học tập nghiêm túc hơn. Nhưng không phải cứ chọn học ở trường cao đẳng là sẽ không có cơ hội, miễn là bạn cân nhắc kỹ lưỡng và có định hướng rõ ràng với lựa chọn của mình, biết rõ về khả năng chuyển tiếp vào các trường đại học tốt ở 2 năm cuối để hoàn thành bằng cử nhân. Ví dụ về “pathway” tốt:
- Tôi chọn học ở trường cao đẳng Glendale vì không có quá nhiều sinh viên Việt Nam, nên tôi sẽ nhiều cơ hội sử dụng và nâng cao tiếng Anh với bạn học là người bản địa;
- Dịch vụ hỗ trợ sinh viên của trường đại học Southern New Hampshire rất tốt nên ba mẹ tôi sẽ yên tâm hơn;
- Trường cao đẳng Cascadia có môi trường sống an toàn, thân thiện và yên tĩnh nên tôi có thể tập trung tốt hơn vào việc học;
- Có nhiều sinh viên của trường cao đẳng được nhận vào các trường đại học trong bảng xếp hạng của bang;
- Cơ hội thực tập sẽ giúp tôi xin việc dễ hơn khi về Việt Nam
Học Anh ngữ tại Mỹ để có cơ hội được nhận vào những trường đại học tốt hơn?
Bạn cũng có thể chọn học tiếng Anh tại Mỹ để chuẩn bị tốt hơn khi học cử nhân/ thạc sỹ. Những trường Anh ngữ như ELS hay trường đào tạo dự bị như INTO USA, nơi lớp học có sĩ số nhỏ, chắc chắn sẽ giúp học sinh Việt Nam vững vàng hơn, sẵn sàng để học tiếp ở bậc học cao hơn - nơi giảng đường đại học lớn và bạn phải làm việc độc lập.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bạn sẽ xin visa thành công miễn là bạn chứng minh được với nhân viên lãnh sự Mỹ rằng mình có 1 kế hoạch học tập nghiêm túc và có khả năng tài chính. Một kế hoạch học tập nghiêm túc là kế hoạch được học sinh lựa chọn với những lý do hợp lý.
Yếu tố tạo nên một kế hoạch học tập thông minh?
Một kế hoạch học tập tốt không chỉ giúp bạn thành công với việc xin visa mà còn giúp bạn trong quá trình học tập lâu dài về sau. Một số điều bạn cần phải trả lời được cho kế hoạch tập của mình:
Vì sao kế hoạch này được chọn:
Một sinh viên thực sự sẽ có lý do rõ ràng vì sao lựa chọn 1 ngành nghề nhất định. Vì vậy, hãy tìm hiểu để có thể giải thích hợp lý cho mỗi sự lựa chọn của mình, vì sao kế hoạch này phù hợp với bản thân.
Chọn chương trình học:
Khi lựa chọn khoá học, bạn cần biết trước liệu khóa đó có thể chuyển đổi được qua những chương trình tương tự hay không; chuyên ngành có thể theo học; ngành học này sẽ giúp bạn thực hiện được định hướng nghề nghiệp của bạn hay không; khóa học mang tính học thuật hay tính ứng dụng.
Chọn địa điểm học:
Mặc dù có hàng trăm trường học tuyệt vời, nhưng dường như nhiều học sinh tự hạn chế lựa chọn của mình do muốn chọn sống cùng người thân khi du học. Với lựa chọn này, học sinh có thể được gia đình chăm sóc tốt hơn. Nhưng cũng có rất nhiều ưu điểm với lựa chọn ngược lại. Ví dụ như, khi ở ký túc xá, bạn có thể tập trung tốt hơn vào việc học, đạt kết quả học tập cao và duy trì được học bổng hàng năm; Cơ hội kết bạn với những người bản xứ sẽ tăng khả năng tiếng Anh, hoà nhập với đời sống xã hội Mỹ, trải nghiệm bản sắc văn hoá Mỹ; học cách sống và tư duy độc lập; trưởng thành hơn v.v…
Để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai, điều quan trọng là bạn thâm nhập được vào thế giới công việc, nơi giúp sinh viên nói chung trưởng thành hơn. Thông thường, với những công ty quốc tế lớn, việc quyết định tuyển dụng dựa trên cách người xin việc thể hiện tại cuộc phỏng vấn gần như quan trọng nhất. Vì vậy, khả năng tiếng Anh cộng với kinh nghiệm thực tế, sự chín chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
Cao đẳng hay đại học?
Dù việc xin học ở 1 trường đại học thường sẽ được nhân viên visa đánh giá là kế hoạch học tập nghiêm túc hơn. Nhưng không phải cứ chọn học ở trường cao đẳng là sẽ không có cơ hội, miễn là bạn cân nhắc kỹ lưỡng và có định hướng rõ ràng với lựa chọn của mình, biết rõ về khả năng chuyển tiếp vào các trường đại học tốt ở 2 năm cuối để hoàn thành bằng cử nhân. Ví dụ về “pathway” tốt:
- Tôi chọn học ở trường cao đẳng Glendale vì không có quá nhiều sinh viên Việt Nam, nên tôi sẽ nhiều cơ hội sử dụng và nâng cao tiếng Anh với bạn học là người bản địa;
- Dịch vụ hỗ trợ sinh viên của trường đại học Southern New Hampshire rất tốt nên ba mẹ tôi sẽ yên tâm hơn;
- Trường cao đẳng Cascadia có môi trường sống an toàn, thân thiện và yên tĩnh nên tôi có thể tập trung tốt hơn vào việc học;
- Có nhiều sinh viên của trường cao đẳng được nhận vào các trường đại học trong bảng xếp hạng của bang;
- Cơ hội thực tập sẽ giúp tôi xin việc dễ hơn khi về Việt Nam
Học Anh ngữ tại Mỹ để có cơ hội được nhận vào những trường đại học tốt hơn?
Bạn cũng có thể chọn học tiếng Anh tại Mỹ để chuẩn bị tốt hơn khi học cử nhân/ thạc sỹ. Những trường Anh ngữ như ELS hay trường đào tạo dự bị như INTO USA, nơi lớp học có sĩ số nhỏ, chắc chắn sẽ giúp học sinh Việt Nam vững vàng hơn, sẵn sàng để học tiếp ở bậc học cao hơn - nơi giảng đường đại học lớn và bạn phải làm việc độc lập.
Nhận học bổng và phỏng vấn Visa du học Mỹ thành công
Tổ chức giáo dục AMVN Exchange - AECT tự hào về những thành công đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011 trong việc trợ giúp các sinh viên Việt Nam xin học bổng du học và tỷ lệ đậu phỏng vấn Visa du học Mỹ tuyệt đối.
Tổng giá trị học bổng AMVNX – AECT trợ giúp cho học sinh, sinh viên Việt Nam trong 6 tháng đầu năm lên tới xấp xỉ 7 tỷ VND.
Để trợ giúp các bạn học sinh, sinh viên nhiều hơn nữa trong việc thực hiện thành công ước mơ du học Mỹ của mình, AMVNX – AECT tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Cơ hội nhận học bổng và phỏng vấn Visa du học Mỹ thành công tuyệt đối”
Tại: Văn phòng AECT (Số 12/ Ngõ 172 đường Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Tp Hà Nội: 17h00 Chủ Nhật ngày 31/7/2011.
Tham gia hội thảo, các bạn học sinh/sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan về nền giáo dục Hoa Kỳ từ bậc Trung học đến bậc Đại học và Sau Đại học với những chủ đề hấp dẫn.
Trường Cao đẳng Cộng đồng Ohlone College – Cơ hội Visa tuyệt đối
Nằm ở Fremont bang California, cách San Francisco 30 phút lái xe, Ohlone College có số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp được chuyển tiếp lên các trường Đại học chất lượng cao như University of California, University of Bekerley, Standford University, Yale University...
Nhận học sinh nhập học ngay khi hoàn thành lớp 11.
Học phí 1 năm chương trình chính: $6,030
Học phí chương trình tiếng Anh 15 tuần: $4,300
Đặc biệt dành cho các bạn HS, SV Việt Nam nhập học vào Mùa thu – 2011: cơ hội được Đại diện tuyển sinh của Trường Ohlone trực tiếp đưa đi phỏng vấn tại Đại sứ quán Mỹ, tỉ lệ đậu Visa gần như tuyệt đối.
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hawaii Community College - Thiên đường du lịch
Nằm ở Tp Hilo, bang Hawaii, HCC trực thuộc hệ thống trường Đại học tiêu chuẩn quốc gia Hawaii.
HCC có số lượng lớn SV tốt nghiệp được chuyển tiếp lên các trường đại học danh tiếng: Hawaii Pacific University, University of Hawaii in Hilo, Standford University, Yale University...
Đặc biệt, sinh viên có cơ hội ở trong ký túc xá của trường Đại Học lớn nhất Hawaii với chi phí hợp lý trong suốt thời gian theo học tại HCC.
Học phí chương trình tiếng Anh 8 tuần: $4.020
Học phí 1 năm chương trình chính: $6.960.
Trường Columbia College - Học bổng 50%
Là trường Đại học tư thục lớn tại TP Columbia, bang Missouri.
Xếp hạng nhất trong số các“Trường đại học tốt nhất Hoa Kỳ” (Tạp chí US News and World Report), đồng thời là một trong số các “Trường đại học tốt nhất vùng Trung Tây”(Tạp chí Princeton Preview).
Học bổng 50%học phí
Các năm học sau nếu vẫn giữ GPA 3.5, sinh viên chỉ phải chi trả tiền học phí như công dân Mỹ, đồng thời, có cơ hội đón nhận các suất học bổng giá trị khác.
Nếu tiếp tục theo học Cao học, sinh viên chỉ phải trả học phí như người bản địa.
Học phí 1 năm chương trình chính: $16.532.
Pittsburg State University - Hạng nhất đào tạo MBA
Là trường Đại học công lập nổi tiếng tại Tp Pittsburg, bang Kansas.
Tạp chí Princeton Preview xếp PSU là một trong số 15“Trường đại học có chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh tốt nhất nước Mỹ”.
Hơn 80% sinh viên tốt nghiệp xin được việc làm hoặc được nhận làm tại nhiều công ty, tổ chức nổi tiếng trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp.
CEO của hãng Wal-mart là cựu sinh viên của PSU. Đây cũng là nơi đào tạo ra những nhà thiết kế tài năng của nhiều thương hiệu lớn như Toyota, Honda… Vì vây, ngành Kỹ thuật của PSU nhận được sự hỗ trợ lớn từ các thương hiệu trên.
Học phí chương trình tiếng Anh 16 tuần: $5.251
Học phí 1 năm chương trình chính: $13.600.
Hawaii Pacific University - Học bổng lên tới $10.000 một năm
Là trường đại học tư thục, HPU nằm ở thủ phủ Honolulu, bang Hawaii, trực thuộc hệ thống trường Đại học tiêu chuẩn quốc gia Hawaii.
HPU được đánh giá là 1 trong“Các trường đại học tốt nhất tại Hoa Kỳ” (Tạp chí U.S. News & World Report) và là một trong số “Các trường đại học tốt nhất miền Tây Mỹ” (Tạp chí Princeton Preview)
Học phí 1 năm chương trình chính: $16.510.
Chú ý: Cơ hội việc làm: AMVNX sẽ giúp bạn tìm được việc làm tại trường (tối đa 20giờ /1tuần: $7-$8/giờ)
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác, các bạn học sinh/sinh viên đến với buổi hội thảo xin vui lòng mang theo:
- Bảng điểm 2-3 năm học gần đây nhất.
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL/IELTS/SAT/GRE/GMAT (nếu có).
- Các chứng chỉ về thành tích tham gia hoạt động xã hội, bằng khen.
Tổng giá trị học bổng AMVNX – AECT trợ giúp cho học sinh, sinh viên Việt Nam trong 6 tháng đầu năm lên tới xấp xỉ 7 tỷ VND.
Để trợ giúp các bạn học sinh, sinh viên nhiều hơn nữa trong việc thực hiện thành công ước mơ du học Mỹ của mình, AMVNX – AECT tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Cơ hội nhận học bổng và phỏng vấn Visa du học Mỹ thành công tuyệt đối”
Tại: Văn phòng AECT (Số 12/ Ngõ 172 đường Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Tp Hà Nội: 17h00 Chủ Nhật ngày 31/7/2011.
Tham gia hội thảo, các bạn học sinh/sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan về nền giáo dục Hoa Kỳ từ bậc Trung học đến bậc Đại học và Sau Đại học với những chủ đề hấp dẫn.
Trường Cao đẳng Cộng đồng Ohlone College – Cơ hội Visa tuyệt đối
Nằm ở Fremont bang California, cách San Francisco 30 phút lái xe, Ohlone College có số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp được chuyển tiếp lên các trường Đại học chất lượng cao như University of California, University of Bekerley, Standford University, Yale University...
Nhận học sinh nhập học ngay khi hoàn thành lớp 11.
Học phí 1 năm chương trình chính: $6,030
Học phí chương trình tiếng Anh 15 tuần: $4,300
Đặc biệt dành cho các bạn HS, SV Việt Nam nhập học vào Mùa thu – 2011: cơ hội được Đại diện tuyển sinh của Trường Ohlone trực tiếp đưa đi phỏng vấn tại Đại sứ quán Mỹ, tỉ lệ đậu Visa gần như tuyệt đối.
Trường Cao đẳng Cộng đồng Hawaii Community College - Thiên đường du lịch
Nằm ở Tp Hilo, bang Hawaii, HCC trực thuộc hệ thống trường Đại học tiêu chuẩn quốc gia Hawaii.
HCC có số lượng lớn SV tốt nghiệp được chuyển tiếp lên các trường đại học danh tiếng: Hawaii Pacific University, University of Hawaii in Hilo, Standford University, Yale University...
Đặc biệt, sinh viên có cơ hội ở trong ký túc xá của trường Đại Học lớn nhất Hawaii với chi phí hợp lý trong suốt thời gian theo học tại HCC.
Học phí chương trình tiếng Anh 8 tuần: $4.020
Học phí 1 năm chương trình chính: $6.960.
Trường Columbia College - Học bổng 50%
Là trường Đại học tư thục lớn tại TP Columbia, bang Missouri.
Xếp hạng nhất trong số các“Trường đại học tốt nhất Hoa Kỳ” (Tạp chí US News and World Report), đồng thời là một trong số các “Trường đại học tốt nhất vùng Trung Tây”(Tạp chí Princeton Preview).
Học bổng 50%học phí
Các năm học sau nếu vẫn giữ GPA 3.5, sinh viên chỉ phải chi trả tiền học phí như công dân Mỹ, đồng thời, có cơ hội đón nhận các suất học bổng giá trị khác.
Nếu tiếp tục theo học Cao học, sinh viên chỉ phải trả học phí như người bản địa.
Học phí 1 năm chương trình chính: $16.532.
Pittsburg State University - Hạng nhất đào tạo MBA
Là trường Đại học công lập nổi tiếng tại Tp Pittsburg, bang Kansas.
Tạp chí Princeton Preview xếp PSU là một trong số 15“Trường đại học có chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh tốt nhất nước Mỹ”.
Hơn 80% sinh viên tốt nghiệp xin được việc làm hoặc được nhận làm tại nhiều công ty, tổ chức nổi tiếng trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp.
CEO của hãng Wal-mart là cựu sinh viên của PSU. Đây cũng là nơi đào tạo ra những nhà thiết kế tài năng của nhiều thương hiệu lớn như Toyota, Honda… Vì vây, ngành Kỹ thuật của PSU nhận được sự hỗ trợ lớn từ các thương hiệu trên.
Học phí chương trình tiếng Anh 16 tuần: $5.251
Học phí 1 năm chương trình chính: $13.600.
Hawaii Pacific University - Học bổng lên tới $10.000 một năm
Là trường đại học tư thục, HPU nằm ở thủ phủ Honolulu, bang Hawaii, trực thuộc hệ thống trường Đại học tiêu chuẩn quốc gia Hawaii.
HPU được đánh giá là 1 trong“Các trường đại học tốt nhất tại Hoa Kỳ” (Tạp chí U.S. News & World Report) và là một trong số “Các trường đại học tốt nhất miền Tây Mỹ” (Tạp chí Princeton Preview)
Học phí 1 năm chương trình chính: $16.510.
Chú ý: Cơ hội việc làm: AMVNX sẽ giúp bạn tìm được việc làm tại trường (tối đa 20giờ /1tuần: $7-$8/giờ)
Để được tư vấn đầy đủ và chính xác, các bạn học sinh/sinh viên đến với buổi hội thảo xin vui lòng mang theo:
- Bảng điểm 2-3 năm học gần đây nhất.
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL/IELTS/SAT/GRE/GMAT (nếu có).
- Các chứng chỉ về thành tích tham gia hoạt động xã hội, bằng khen.
Qui định về xin cấp Thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, vì những mục đích, lý lý do khác nhau, phải làm thủ tục đăng ký tạm trú. Nếu tạm trú từ 1 năm trở lên thì sẽ được xem xét cấp Thẻ tạm trú. Bài viết này đề cập đến điều kiện, thủ tục làm Thẻ tạm trú cho Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Những qui định chung:
Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài - trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức Việt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được mời người nước ngoài vào Việt Nam.
"Người nước ngoài" là người không có quốc tịch Việt Nam;
"Người nước ngoài thường trú” là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
"Người nước ngoài tạm trú" là người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam;
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải đăng ký tạm trú & được cấp Thẻ tạm trú
Người nước ngoài nhập cảnh vào VN phải đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng ký.
Người nước ngoài không được cư trú tại khu vực cấm người nước ngoài cư trú. Người nước ngoài được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh đã đăng ký, trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại.
Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây được xem xét, giải quyết cho thường trú:
a) Là người đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại;
b) Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.
( Thủ tục xin thường trú làm tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an. Người mang Thẻ thường trú được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh).
Qui định về cấp Thẻ tạm trú
Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam phù hợp với mục đích, thời hạn và địa chỉ đã đăng ký.
Người nước ngoài tạm trú phải khai báo tạm trú với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an. Theo đó, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp “Chứng nhận tạm trú” cho người nước ngoài tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam. Thời hạn tạm trú được cấp phù hợp với thời hạn giá trị của thị thực.
Người nước ngoài tạm trú từ 1 năm trở lên được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp Thẻ tạm trú.
Thẻ tạm trú có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm. Người mang Thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn giá trị của thẻ.
Theo qui định tại Nghị định 21/2001, việc cấp Thẻ tạm trú cho người nước ngoài như sau:
a) Đối với người nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự vào làm việc tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại Việt Nam và thân nhân, người giúp việc cùng đi - thì cơ quan nơi người đó làm việc có văn bản đề nghị gửi Bộ Ngoại giao. Trường hợp xin cấp Thẻ tạm trú phải nộp kèm theo ảnh.
b) Đối với người không thuộc trường hợp nêu trên thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam có văn bản đề nghị gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, thông thường người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời người đó sang VN làm việc.
Hồ sơ xin cấp Thẻ tạm trú
Người xin cấp Thẻ tạm trú chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, bao gồm:
1. Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh; (theo mẫu N5A/M).
2. 01 tờ khai về thông tin về người nước ngoài xin tạm trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức; (theo mẫu N5B/M).
3. 02 ảnh cỡ 3 x4 cm;
4. 01 bản chụp hộ chiếu, thị thực còn giá trị, phiếu xuất nhập cảnh ;
5. 01 bản sao hoặc bản photo giấy tờ chứng minh mục đích ở lại VN (Giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép lao động, giấy xác nhận thành viên hội đồng quản trị, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, ...).
Đối với các giấy tờ tại mục 4, 5 khi nộp hồ sơ phải mang kèm bản chính để đối chiếu.
Trình tự, thủ tục:
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an cấp tỉnh là nơi tiếp nhận hồ sơ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài gửi hồ sơ tới Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ được nhận giấy biên nhận và được yêu cầu nộp lệ phí. Biên lai thu tiền sẽ được cấp cùng lúc với Biên nhận hồ sơ.
Theo ngày hẹn tại Biên nhận, người nhận mang Biên nhận và Biên lai thu tiền đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nhận kết quả.
Thời hạn giải quyết: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Lệ phí: Thẻ có giá trị đến 1 năm: 60 USD. Thẻ có giá trị trên 1 năm đến 2 năm: 80 USD. Thẻ có giá trị trên 2 năm đến 3 năm: 100 USD.
( Theo Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định 21/2001)
Xin visa Ấn Độ tại cửa khẩu
Công dân Việt Nam nay có thể xin visa du lịch Ấn Độ ngay tại các cửa khẩu ở sân bay Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata.
Từ tháng 1/2011, công dân của Campuchia, Lào, Việt Nam và Philippines được hưởng quy chế TVOA (Tourist Visa On Arrival) này. Trước đó, Nhật Bản, Singapore, Phần Lan, Luxembourg, New Zealand, Myanmar và Indonesia đã có tên trong danh sách TVOA.
Được biết ngay trong tháng 1 năm nay, đã có bốn công dân Việt Nam vào Ấn Độ theo diện xin visa tại cửa khẩu.
Quy chế visa mới được áp dụng nhằm khuyến khích người nước ngoài tới du lịch Ấn Độ.
Với loại visa này, khách du lịch chỉ được nhập cảnh một lần và có thể ở Ấn Độ nhiều nhất 30 ngày.
Lệ phí thị thực là 60 đôla Mỹ hoặc tiền rupee Ấn Độ có giá trị tương đương cho một khách, kể cả trẻ em.
Công dân nước ngoài chỉ được xin visa loại này nhiều nhất hai lần/năm, với khoảng cách ít nhất là hai tháng giữa các lần nhập cảnh.
Thị thực loại này không thể đổi hoặc gia hạn.
Tuy nhiên, ngoài mục đích du lịch, công dân 11 nước trên có thể xin visa tại cửa khẩu để nhập cảnh Ấn Độ với các mục đích chữa bệnh, làm ăn đơn lẻ hoặc thăm thân.
Từ tháng 1/2011, công dân của Campuchia, Lào, Việt Nam và Philippines được hưởng quy chế TVOA (Tourist Visa On Arrival) này. Trước đó, Nhật Bản, Singapore, Phần Lan, Luxembourg, New Zealand, Myanmar và Indonesia đã có tên trong danh sách TVOA.
Được biết ngay trong tháng 1 năm nay, đã có bốn công dân Việt Nam vào Ấn Độ theo diện xin visa tại cửa khẩu.
Quy chế visa mới được áp dụng nhằm khuyến khích người nước ngoài tới du lịch Ấn Độ.
Với loại visa này, khách du lịch chỉ được nhập cảnh một lần và có thể ở Ấn Độ nhiều nhất 30 ngày.
Lệ phí thị thực là 60 đôla Mỹ hoặc tiền rupee Ấn Độ có giá trị tương đương cho một khách, kể cả trẻ em.
Công dân nước ngoài chỉ được xin visa loại này nhiều nhất hai lần/năm, với khoảng cách ít nhất là hai tháng giữa các lần nhập cảnh.
Thị thực loại này không thể đổi hoặc gia hạn.
Tuy nhiên, ngoài mục đích du lịch, công dân 11 nước trên có thể xin visa tại cửa khẩu để nhập cảnh Ấn Độ với các mục đích chữa bệnh, làm ăn đơn lẻ hoặc thăm thân.
Theo BBC
Nhật Bản cấp visa cho Thaksin Shinawatra
Ngày hôm nay (15.8), Nhật Bản đã thông báo họ đã cấp thị thực cho cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra hiện đang sống lưu vong nhằm tăng cường quan hệ với Băng Cốc, khi mà chính phủ mới được điều hành bởi em gái của ông Thaksin, bà Yingluck Shinawatra.
Chính phủ Băng Cốc đã yêu cầu Tokyo cấp visa cho ông Thaksin, một bước đi bị phản đối bởi nội các trước đây của Thái Lan, vốn đã hủy bỏ hộ chiếu ngoại giao của tỷ phú này đồng thời nỗ lực nhằm cố gắng để dẫn độ bằng được ông Thaksin nhằm bắt ông này phải chịu một bản án 2 năm tù giam vì tội lạm dụng quyền lực.
"Chính phủ của bà Yingluck đã có chính sách không cấm cựu thủ tướng Thaksin đi du lịch bất cứ nơi nào, và tìm sự giúp đỡ của chúng tôi để đưa ông Thaksin tới Nhật Bản và đề nghị cấp cho ông này một thị thực", Tổng thư ký nội các ông Yukio Edano phát biểu tại một cuộc họp báo.
"Căn cứ vào mối quan hệ song phương, (...), chúng tôi hành động trên cơ sở yêu cầu chính thức từ chính phủ đương nhiệm," ông này nói thêm.
Ở tuổi 62 năm, ông Thaksin đã sống lưu vong từ năm 2008, chỉ vài tuần trước khi ông này bị kết tội. Ông này đã khẳng định rằng việc này là một phần trong kế hoạch thù địch của các đối thủ chính trị được đưa ra bởi những người âm mưu lật đổ ông vào năm 2006 và gây áp lực lên tòa án để bỏ tù ông.
Em gái của ông Thaksin, bà Yingluck Shinawatra, mới đây đã được bầu làm Thủ tướng Chính phủ mới của Thái Lan, tời thời điểm này tỏ ra thận trọng đối với ông Thaksin, trong khi từ chối là người "ủy nhiệm" của ông này và không đề cập tới vấn đề về khả năng trở lại Thái Lan của ông Thaksin.
Được yêu mến bởi những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, ông Thaksin bị những người thuộc tầng lớp trung lưu ghét cay ghét đắng và coi ông như là ông vua chuyên quyền tham nhũng và đáng bị cầm tù.
Chính phủ Băng Cốc đã yêu cầu Tokyo cấp visa cho ông Thaksin, một bước đi bị phản đối bởi nội các trước đây của Thái Lan, vốn đã hủy bỏ hộ chiếu ngoại giao của tỷ phú này đồng thời nỗ lực nhằm cố gắng để dẫn độ bằng được ông Thaksin nhằm bắt ông này phải chịu một bản án 2 năm tù giam vì tội lạm dụng quyền lực.
"Chính phủ của bà Yingluck đã có chính sách không cấm cựu thủ tướng Thaksin đi du lịch bất cứ nơi nào, và tìm sự giúp đỡ của chúng tôi để đưa ông Thaksin tới Nhật Bản và đề nghị cấp cho ông này một thị thực", Tổng thư ký nội các ông Yukio Edano phát biểu tại một cuộc họp báo.
"Căn cứ vào mối quan hệ song phương, (...), chúng tôi hành động trên cơ sở yêu cầu chính thức từ chính phủ đương nhiệm," ông này nói thêm.
Ở tuổi 62 năm, ông Thaksin đã sống lưu vong từ năm 2008, chỉ vài tuần trước khi ông này bị kết tội. Ông này đã khẳng định rằng việc này là một phần trong kế hoạch thù địch của các đối thủ chính trị được đưa ra bởi những người âm mưu lật đổ ông vào năm 2006 và gây áp lực lên tòa án để bỏ tù ông.
Em gái của ông Thaksin, bà Yingluck Shinawatra, mới đây đã được bầu làm Thủ tướng Chính phủ mới của Thái Lan, tời thời điểm này tỏ ra thận trọng đối với ông Thaksin, trong khi từ chối là người "ủy nhiệm" của ông này và không đề cập tới vấn đề về khả năng trở lại Thái Lan của ông Thaksin.
Được yêu mến bởi những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, ông Thaksin bị những người thuộc tầng lớp trung lưu ghét cay ghét đắng và coi ông như là ông vua chuyên quyền tham nhũng và đáng bị cầm tù.
Nguyễn Tùng
THỦ TỤC CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀ
CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
CĂN CỨ PHÁP LUẬT:
+ Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
+ Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
+ Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam. (có hiệu lực từ ngày15/5/2009). Thay thế các thông tư số 60/2005/TT-BTC ngày 01/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2003/TT-BTC ngày 24/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu nộp, quản lý, sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực và giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam
+ Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
+ Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BCA-BNG ngày 30/01/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002.
LUẬT SƯ TƯ VẤN:
1. Đối tượng cấp thẻ tạm trú (người lao động):
a. Điều kiện xin cấp thẻ tạm trú:
- Có thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Hộ chiếu còn thời hạn từ 01 năm trở lên.
b. Đối tượng xin cấp thẻ tạm trú:
- Thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và Ban điều hành (Tổng Giám đốc hoặc Ban Giám đốc).
- Trưởng chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Người nước ngoài có giấy phép lao động từ 1 năm trở lên.
2. Thành phần, số lượng hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú
a. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
b. Thành phần hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú gồm:
- Văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh đề nghị cấp thẻ tạm trú
- 01 tờ khai về thông tin về người nước ngoài xin tạm trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức;
- 02 ảnh cỡ 3 x4 cm;
- 01 bản chụp hộ chiếu, thị thực còn giá trị, phiếu xuất nhập cảnh (mang bản chính để đối chiếu);
- 01 bản sao hoặc bản pho to (mang bản chính để đối chiếu) giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam (tuỳ trường hợp cụ thể nộp giấy tờ thích hợp: Giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép lao động, giấy xác nhận thành viên hội đồng quản trị, giấy phép thành lập văn phòng đại diện, giấy đăng ký kết hôn, khai sinh...).
3. Đối tượng thực hiện thủ tục cấp thẻ tạm trú: Cá nhân, tổ chức.
4. Cơ quan thực hiện thủ tục cấp thẻ tạm trú:
Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh (thành phố).
5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ tạm trú.
Không gia hạn visa cho lao động nước ngoài thiếu điều kiện
"Nếu lao động nước ngoài không đủ điều kiện, hết thời hạn sẽ đề nghị cơ quan xuất nhập cảnh không gia hạn visa" - Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao đổi với VietNamNet hôm qua (28-5) bên hành lang QH, 3 ngày trước thời hạn báo cáo Chính phủ về lao động nước ngoài.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ LĐ-TB&XH tổng kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng lao động nước ngoài và công tác quản lý lao động nước ngoài tại một số địa phương, địa bàn hiện có nhiều lao động người nước ngoài làm việc, báo cáo trước ngày 31-5.
Việt Nam không có nhu cầu về lao động phổ thông do ưu tiên cho lao động trong nước nhưng cho phép khai thác, sử dụng lao động kỹ thuật, chuyên gia mà nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng được.
Bộ trưởng Kim Ngân cho hay đoàn kiểm tra của Bộ tiến hành rà soát tại một số tỉnh trọng điểm có lao động nước ngoài, song các địa phương còn lại cũng phải tự rà soát trên địa bàn của mình.
Theo quy định, các cơ quan sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo về sử dụng, khai thác lao động nhưng vẫn có một bộ phận doanh nghiệp chưa báo cáo chính thức.
Về chủ trương căn cứ theo quy định pháp luật, Bộ trưởng khẳng định: "Việt Nam không có nhu cầu về lao động phổ thông do ưu tiên cho lao động trong nước nhưng cho phép khai thác, sử dụng lao động kỹ thuật, chuyên gia mà nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng được. Doanh nghiệp được phép đưa lao động chuyên gia, kỹ thuật nước ngoài vào Việt Nam làm việc có thời hạn cũng như phải tiến hành đăng ký và cấp phép lao động".
Liên quan đến xử lý những trường hợp lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam theo con đường du lịch, Bộ trưởng Kim Ngân cho hay sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá trình độ tay nghề, chuyên môn. "Nếu lao động đủ điều kiện và thực sự cần thiết với công trình, sẽ hướng dẫn để cấp giấy phép lao động theo đúng quy định pháp luật Việt Nam. Nếu lao động không đủ điều kiện, hết thời hạn sẽ đề nghị cơ quan xuất nhập cảnh không gia hạn visa".
"Đó là giải pháp tốt nhất. Phải làm theo đúng quy định của luật nhưng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, chính quyền địa phương, chủ sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan quản lý lao động để nắm chắc số liệu. Phải nắm chắc thì mới xử lý được", Bộ trưởng cho hay.
Khẳng định trách nhiệm chính quản lý Nhà nước về lao động "thuộc về Bộ LĐ-TB&XH" nhưng Bộ trưởng Kim Ngân cho hay vấn đề lao động có liên quan đến yếu tố nước ngoài cần cơ chế phối hợp quản lý liên ngành để đảm bảo hiệu quả và chặt chẽ.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ LĐ-TB&XH tổng kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng lao động nước ngoài và công tác quản lý lao động nước ngoài tại một số địa phương, địa bàn hiện có nhiều lao động người nước ngoài làm việc, báo cáo trước ngày 31-5.
Việt Nam không có nhu cầu về lao động phổ thông do ưu tiên cho lao động trong nước nhưng cho phép khai thác, sử dụng lao động kỹ thuật, chuyên gia mà nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng được.
Bộ trưởng Kim Ngân cho hay đoàn kiểm tra của Bộ tiến hành rà soát tại một số tỉnh trọng điểm có lao động nước ngoài, song các địa phương còn lại cũng phải tự rà soát trên địa bàn của mình.
Theo quy định, các cơ quan sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo về sử dụng, khai thác lao động nhưng vẫn có một bộ phận doanh nghiệp chưa báo cáo chính thức.
Về chủ trương căn cứ theo quy định pháp luật, Bộ trưởng khẳng định: "Việt Nam không có nhu cầu về lao động phổ thông do ưu tiên cho lao động trong nước nhưng cho phép khai thác, sử dụng lao động kỹ thuật, chuyên gia mà nhân lực tại chỗ chưa đáp ứng được. Doanh nghiệp được phép đưa lao động chuyên gia, kỹ thuật nước ngoài vào Việt Nam làm việc có thời hạn cũng như phải tiến hành đăng ký và cấp phép lao động".
Liên quan đến xử lý những trường hợp lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam theo con đường du lịch, Bộ trưởng Kim Ngân cho hay sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá trình độ tay nghề, chuyên môn. "Nếu lao động đủ điều kiện và thực sự cần thiết với công trình, sẽ hướng dẫn để cấp giấy phép lao động theo đúng quy định pháp luật Việt Nam. Nếu lao động không đủ điều kiện, hết thời hạn sẽ đề nghị cơ quan xuất nhập cảnh không gia hạn visa".
"Đó là giải pháp tốt nhất. Phải làm theo đúng quy định của luật nhưng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, chính quyền địa phương, chủ sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan quản lý lao động để nắm chắc số liệu. Phải nắm chắc thì mới xử lý được", Bộ trưởng cho hay.
Khẳng định trách nhiệm chính quản lý Nhà nước về lao động "thuộc về Bộ LĐ-TB&XH" nhưng Bộ trưởng Kim Ngân cho hay vấn đề lao động có liên quan đến yếu tố nước ngoài cần cơ chế phối hợp quản lý liên ngành để đảm bảo hiệu quả và chặt chẽ.
Theo Xuân Linh (VietNamNet)
Subscribe to:
Posts (Atom)